Nội dung

Được ra đời nhằm cân đối giữa kích thước gọn nhẹ của máy du lịch và chất lượng, tính năng của DSLR, máy ảnh "lai" hay còn gọn là máy EVIL (Electronic Viewfinder Interchangeable Lens - Máy ảnh dùng khung ngắm điện tử và thay được ống kính) đạt được sự gọn nhẹ nhờ bỏ đi hệ thống gương lật và thấu kính phản chiếu trên thân DSLR truyền thống, trong khi vẫn duy trì được tính năng thay thế ống kính tiện dụng. Các phiên bản mới gần đây thậm chí còn được trang bị cảm biến kích cỡ tương đương như DSLR.

Máy ảnh lai sẽ còn thay đổi

G2, máy ảnh không gương lật theo định dạng Micro Four Thirds mới nhất của Panasonic.
Ảnh: Akihabaranews.

Tính đến hiện tại, phân khúc này có sự tham gia của Panasonic (với các phiên bản G1, GH1, G2, G10 và GF1) và Olympus (với dòng PEN gồm E-P1, E-P2 và E-PL1) dưới dạng các máy Micro Four Thirds. Gần đây nhất là sự tham gia của Sony với dòng Alpha NEX (gồm NEX-5 và NEX-3) và Samsung với NX10 và NX-5.

Hầu hết các phiên bản này đều có thiết kế gọn nhẹ và cổ điển kiểu những máy rangefinder của Leica trước đây. Tuy nhiên, sự thay đổi trong thiết kế dẫn tới thay đổi về ngàm thấu kính phù hợp. Thành ra, để tận dụng được kho các ống kính cũ, kể cả từ chính hãng, các phiên bản này phải đi kèm adapter. Việc đấu nối qua adapter khiến một số ống kính chỉ có thể chỉnh tay thay vì tự động lấy nét hoặc hệ thống tự động lấy nét cũng không còn đáng tin cậy nữa. Chính vì thế, quan niệm các máy này sẽ trở thành thân máy dự phòng hiệu quả cho những người vốn đã đầu tư nhiều vào ống kính cũng sẽ sớm trở nên bất hợp lý. Bởi lẽ, những chuyên gia nhiếp ảnh đã có đủ bộ đồ ống kính, thì thân máy dự phòng không cần phải nhỏ gọn vì bản thân ống kính của thân máy chính có thể còn to hơn chính thân máy dự phòng.

Là các thế hệ mới phát triển, máy ảnh EVIL cũng không có nhiều dải tiêu cự để lựa chọn dù ống kính cho phân khúc này đang nhiều dần lên. Tuy được thiết kế riêng với các tính năng tự động lấy nét hoàn hảo, độ chính xác của hệ thống lấy nét vẫn bị hạn chế do các máy này vẫn sử dụng cơ chế canh nét dựa trên tương phản khá chậm chạp (giống như trong các dòng máy du lịch), thay vì dựa trên cơ chế đồng pha trên DSLR (vốn hoạt động cùng hệ thống gương lật) phức tạp nhưng nhanh chóng và đáng tin cậy hơn nhiều.

Nhờ việc bỏ bớt đi hệ thống gương lật và thấu kính phản chiếu, thân máy của dòng EVIL gọn nhẹ hơn, ít chi tiết hơn và vì thế cũng rẻ hơn. Tuy nhiên đổi lại, người dùng sẽ phải hy sinh khung ngắm quang, chỉ ngắm và chụp hình qua màn LCD hoặc khung ngắm điện tử. Thêm vào đó, các máy ảnh này còn bị hiện tượng trễ cửa trập (dẫn tới lỡ thời điểm) vốn là điều tối kỵ với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dù hiện tượng này đến nay đã được các nhà sản xuất cải thiện nhiều.

Máy ảnh lai sẽ còn thay đổi

Sony NEX-5 với thân máy siêu nhẹ so với dòng máy ảnh không gương lật. Ảnh: Akihabaranews.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc máy ảnh EVIL đang không ngừng được cải thiện để có chỗ đứng tốt hơn trên thị trường. Hiện tại, một trong những lý do quan trọng nhất để sở hữu thân máy EVIL làm thân dự phòng đối với các nhiếp ảnh gía chuyên nghiệp là hết các máy này đều có khả năng quay video HD. Nếu kết hợp khéo léo với ống kính sẵn có, người dùng có thể trải nghiệm công nghệ mới nhất của nhiếp ảnh và quay phim mà không phải đầu tư quá nhiều.

Nhưng tính năng quay phim trên DSLR cũng đang dần trở nên thông dụng. Và các máy ảnh EVIL chắc chắn sẽ không thể giẫm chân tại chỗ. Cái tên EVIL có thể sẽ còn phải thay đổi khi các nhà sản xuất cải tiến thêm một tính năng nào đó của DSLR, cũng như không loại trừ sau này sẽ không ai gọi là DSLR nữa.

Công nghệ máy ảnh khác nhau có thể sẽ giao thoa để ra đời một thế hệ máy ảnh lai tạp, chỉ để nhằm một mục đích mãi không thay đổi: Để người dùng có thể nắm bắt và phản ánh được cuộc sống phong phú và chân thực hơn.

Nguyễn Hà

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm