Nội dung
Nếu ngủ há miệng, lúc thức dậy miệng bạn sẽ khô như sa mạc Sahara. Cổ họng thì đau vì mất độ ẩm, lưỡi có thể đỏ và khô. Thậm chí răng của bạn cũng khô và môi thì nứt nẻ.

Mình có thói quen mở miệng khi ngủ, chả trách thỉnh thoảng mình lại bị viêm họng. Nhưng giờ đây mình đã biết cách khắc phục.

Tác hại của việc ngủ há miệng

ngủ há miệng khiến bạn thức dậy với hơi thở hôi mùi và khô miệng. Điều này là do khoang miệng đã mất đi lượng nước bọt có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn sản xuất axit. Khi axit leo thang trong lúc ngủ, răng sẽ bị sâu và xói mòn. Trong miệng càng ít nước bọt thì vi khuẩn càng tiết ra nhiều axit. Hãy tưởng tượng xem hậu quả sẽ khủng khiếp thế nào khi ngày nào bạn cũng há miệng suốt 8 tiếng trong giấc ngủ. Việc há miệng ngủ cũng tai hại như uống soda trước khi ngủ. 

Làm sao chấm dứt thói xấu há miệng khi ngủ

Há miệng khi ngủ cũng tai hại chẳng khác gì uống nhiều soda.

Theo chuyên trang sức khỏe Patient, thói quen ngủ há miệng có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ và các vấn đề tim mạch. Lúc này, vì cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não trở nên nhạy cảm với tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp. Ngoài ra, khi há miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi mà không được “lọc sạch” nên dễ gây viêm họng. Lâu ngày có thể gây thay đổi mức khí máu, mất ngủ, bị nấm miệng, thay đổi giọng nói hoặc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.

Nguyên nhân gây ngủ há miệng

Để ngăn ngừa tình trạng há miệng khi ngủ, bạn phải biết được nguyên do tại sao. Có thể bạn bị sung huyết hoặc viêm xoang, khiến bạn phải há miệng để thở. Đôi khi việc uống một số loại thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống trầm cảm cũng gây ra tình trạng này.

Hạch ở hai bên cuống họng cũng khiến bạn há miệng khi ngủ. Những yếu tố gây dị ứng trong chăn nệm và không khí cũng là một nguyên nhân. Ngoài ra, việc nằm ngửa khi ngủ cũng tăng nguy cơ ngủ há miệng lên 5-10 lần. 

Làm sao chấm dứt thói xấu há miệng khi ngủ

Tư thế nằm ngửa cũng làm tăng nguy cơ ngủ há miệng.

Chấm dứt tình trạng ngủ há miệng

- Nếu bạn bị sung huyết mũi, hãy đi khám. Bác sĩ có thể cho bạn các loại thuốc giúp dễ thở vào ban đêm.

- Ngủ kê gối cao để giúp việc thở bằng mũi dễ dàng hơn.

- Uống nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng. 

- Giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là khu vực ngủ để giảm thiểu các hạt bụi gây tổn hại đường mũi. Nên giặt chăn đệm trong nước ấm để loại bỏ rệp và tế bào chết. Không nên cho thú cưng ngủ chung phòng. 

- Tập thể dục như yoga, hít thở có thể giúp bạn tập trung vào việc thở bằng mũi. Aerobic cũng giúp phổi và tim mạch hoạt động tốt hơn. Hãy cố gắng không mở miệng trừ lúc ăn uống và giao tiếp, luôn nhắc bản thân phải thở bằng mũi. 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm