Nội dung

Sinh năm 1990 và làm mẹ khi mới chỉ 21 tuổi đã là một thử thách vô cùng khó khăn. Vậy nhưng với bà mẹ 9x Lương Hồng Giang (Hà Nội), việc nuôi nấng chăm sóc một đứa trẻ càng khó hơn bội phần bởi con trai chị - không may mắn - lại là một đứa trẻ khiếm thính.

Hồng Giang mang bầu năm 2011, trong thời gian mang thai, bà mẹ trẻ không may bị rubella. Tuy nhiên, Hồng Giang vẫn kiên quyết giữ cái thai trong bụng. Ngày 22/11/2011, bé Nguyễn Khánh Toàn, con trai Hồng Giang chào đời. Cậu bé khoẻ mạnh, đáng yêu nhưng xót xa thay, lại bị khiếm thính bẩm sinh. Không có khả năng nghe, Khánh Toàn cũng mất luôn cơ hội được học nói.

Không đầu hàng hoàn cảnh, Hồng Giang đã miệt mài gõ cửa từng trung tâm, từng bệnh viện, làm mọi cách để cứu con. Hành trình đưa con từ thế giới câm lặng đến được nghe thấy tiếng mẹ nói, tiếng cười vui của bà mẹ  9x và cậu con trai khiến nhiều người không thể không rớt nước mắt.

Đến nay, Khánh Toàn đã được 4 tuổi, được can thiệp cấy ốc tai điện tử. Cậu bé đã có thể nghe như người bình thường và đang dần học nói những tiếng đầu tiên. Chị Hồng Giang cùng tiến sĩ - bác Nguyễn Tuyết Xương – trưởng khoa tai mũi họng – mắt – răng hàm mặt viện nhi trung ương - người đã từng giúp đỡ bà mẹ trẻ, mang tiếng nói chung để thành lập nên câu lạc bộ cha mẹ trẻ khiếm thính bây giờ, luôn song hành và giúp đỡ mọi trẻ khiếm thính.

Hành trình đưa con từ thế giới câm lặng đến được nghe thấy tiếng mẹ nói, tiếng cười vui của bà mẹ  9x và cậu con trai khiến nhiều người không thể không rớt nước mắt.

 Hành trình 1275 ngày cứu con khiếm thính của bà mẹ 9x phần 1

Hồng Giang và bé Khánh Toàn

Xin tiếp tục đăng tải phần 2 bức thư về 1275 ngày tìm đường cứu con của Hồng Giang:

Gửi con

......

Mẹ kể con nghe hành trình đến cuộc đời này của con, và hãy luôn nhớ rằng phải yêu bản thân của con… hơn những gì mẹ đã làm!

Những tháng ngày thai kỳ khó quên

Những ngày đầu năm 2011, mẹ mang trong mình giọt máu của con. Và sau đó 3 tháng, vào một buổi chiều, sau khi tắm xong, mẹ thấy cơ thể mẹ nổi nhiều nốt lạ…. mẹ cặp nhiệt độ và thấy mẹ sốt nhẹ, Vậy là đúng, mẹ mắc sởi…

Một tuần sau mẹ đi xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ… sau một ngày chờ đợi mệt mỏi và căng thẳng, mẹ cầm kết quả “ Dương tính yếu” với virus RuBella trên tay. Và dòng chỉ định màu đỏ dưới cuối tờ kết quả: Chuyển sang phụ sản tư vấn.

Biết trước kết quả tư vấn là sẽ bỏ con đi, vì lúc này 1 ngày viện phụ sản có tới gần 50 ca bỏ thai vì rubella.

Bố đưa mẹ đến cổng bệnh viện phụ sản Hà Nội, gọi điện cho người quen để chuẩn bị sẵn sàng…. Rồi sau đó bố mẹ quyết định khác: Quay về và giữ con lại….

Suốt thời gian mang thai con, mẹ tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sàng lọc trước sinh double test, triple test, và theo chỉ định bác sĩ, bằng các test này, mẹ không thể kiểm tra được chức năng các bộ phận của thai nhi, và vì vậy nên con là một thai nhi không có gì bất ổn.

… Tới tuần thai thứ 22, mẹ bị rau bám thấp, có cơn co dọa xảy và dễ bong rau. Vậy là bác sĩ cho mẹ nhập viện.

Mẹ nằm viện 2 tháng, cơn co mỗi ngày đến một nhiều, bác sĩ bảo mẹ không thuyên giảm, dễ sinh non và không được khóc, nếu không sẽ sinh con ra lúc này. Con mới chỉ 600gram. Và họ không chắc sẽ cứu sống được con! Một ngày mẹ truyền 3 chai thuốc giảm co, ngậm rất nhiều thuốc, tiêm và một số thuốc khác!

2 tháng sau, mẹ và con ổn định, bác sĩ cho mẹ ra viện và không quên dặn dò “ không được đi lại nhiều cho tới khi khám lại, kết quả tốt hơn”

Lúc này con trong bụng mẹ được 8 tháng, và cho tới khi được 10 tháng, mẹ nằm bất động, thêm một vài lần vào viện nằm vài ngày rồi lại về. Bố con chịu trách nhiệm tất cả các công việc trong gia đình như cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, và cả kiếm tiền lo cuộc sống gia đình, thêm cả khoản bê cơm lên tận phòng cho mẹ mỗi ngày!

Cuối cùng cũng tới ngày mẹ sinh con….

Mẹ đã đau bụng tới 2 ngày 2 đêm trước khi sinh, đau ko ăn ko ngủ được và tử cung thì cứ mở một cách vô cùng chậm rãi. Mẹ mệt mỏi tới kiệt sức, chỉ xin được mổ mà không được, nhịp tim của con thì cứ thấp tới nỗi mẹ phải thở bằng máy oxi để nhịp tim của con được ổn định….cho tới 3h chiều ngày 22/11 thì mẹ được lên bàn đẻ. Truyền kích thích đẻ và theo dõi tim thai. Bỗng có lúc, tim thai con tụt xuống 60. Cô y tá vội vàng cho mẹ thở oxi và gọi bác sĩ sang hội chẩn xem có nên mổ hay không. Quyết định của vị bác sĩ già vẫn là “ không!” Cố gắng đẻ thường vì cô ấy mới chỉ đẻ đứa đầu tiên, nếu thở oxi mà tim thai không ổn định thì sẽ mổ”

Lạy trời! Mẹ chỉ biết nhẩm: “ nam mô a di đà phật”. Sau 3 phút, tim thai của con ổn định. Vậy là con ổn…và mẹ bắt đầu quá trình vượt cạn để con chào đời!

Chỉ sau 3 lần cố gắng rặn theo sự hướng dẫn của bác sĩ và y tá, con đưa được đầu ra ngoài, Lúc này cô y tá đỡ đẻ cho mẹ cuống quýt gọi bác sĩ khi bác đang đỡ đẻ chị bàn bên cạnh: “ ôi chị ơi! Dây rốn quấn cổ 3 vòng! Làm thế nào bây giờ, có tiếp nữa hay không”.

Mẹ nghe thấy nhưng không dám hỏi gì, chỉ cố gắng trấn an bản thân “ sẽ ổn thôi mà, con sẽ ổn thôi mà”. Rồi mẹ nghe tiếng vị bác sĩ: “ rộng mà, không quấn chặt, gỡ ra”. Vậy là ổn…, mẹ nghe tiếng cô y tá bảo mẹ: “ cố lần nữa nào, sắp xong rồi!” Vậy là sau 2 hơi cố gắng, con trào đời, bị tét đít và khóc oe oe. Con trắng muốt chứ không đỏ như các bé khác, cô y tá cho con nằm lên bụng mẹ, mẹ ôm con và nước mắt mẹ chảy dài vì “ mọi thứ ổn cả”….

Quay về phòng sau sinh, sau khi con ti một bầu sữa mẹ, mẹ giật ra đổi bên , nhưng con dỗi, không ti nữa, khóc hờn rồi chìm vào giấc ngủ. Đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc sau sinh đi khám từng bé. Đến lượt con, họ hốt hoảng: “ xuất huyết dưới ra, trẻ rubella bẩm sinh rồi, sao bác sĩ không biết à mà ko cho xuống khoa”. Mẹ thảng thốt: “ gì cơ? Vậy là sao? Con có gì không ổn?”. Họ hỏi thăm mẹ cặn kẽ, và mẹ nói lại thời gian mẹ bị rubella,. Họ cho mẹ biết: Con sẽ phải xuống khoa sơ sinh nằm để theo dõi sức khỏe tổng quát,  điều này là có lợi cho mẹ và mẹ nên chấp nhận điều đó”. 3 ngày sau, con được ra viện cùng với mẹ và bác sĩ nói: “ Con không có vấn đề gì bất ổn, mẹ may mắn vì con là một đứa trẻ rubella nhưng bình thường”. Và mẹ cùng với bố vui rất nhiều vì điều đó…..

Đứa trẻ sơ sinh chỉ biết khóc

Về tới nhà, mẹ áp dụng phương pháp của nước ngoài rằng cho con nghe thật nhiều nhạc cổ điển lúc con ngủ để con được phát triển thật tốt, còn bố thì đầu tư hẳn một cái máy nghe nhạc thật xịn để con được nghe bằng dòng âm thanh trong trẻo nhất…

Một tháng đầu, con là đứa trẻ ngoan, chỉ biết ăn no rồi ngủ, ngủ cho tới khi đói con lại dậy ăn, và mẹ cảm thấy chăm con là điều dễ dàng, nhàn thế này thì mẹ có thể đẻ mấy đứa một lúc cũng được.

Rồi con đầy tháng, bắt đầu từ ngày bước sang tháng thứ 2, cho tới lúc con tròn 3 tháng 10 ngày. Một ngày con chỉ có ăn – khóc, khóc mệt thì ngủ. ngủ dậy lại khóc. Con không hề nằm chơi hay biết chơi một chút nào, do vậy, mẹ chỉ có những bức ảnh chụp vội lúc con ngủ thời gian này… Ngày con khóc cả ngày, đêm con khóc cả đêm.

Mỗi lần con khóc, con oằn mình lên giãy giụa để khóc, con khóc khản cả tiếng cho tới khi mệt thì thiếp đi ngủ. Thậm chí, đang ngủ con cũng lại khóc. Ngậm ti con cũng khóc. Quãng thời gian này, 2 cánh tay, cùng đôi chân mẹ mỏi nhừ, mẹ đếm được con khóc 18/ 24 tiếng một ngày. Và mỗi lần con khóc, mẹ chỉ biết rung, rong dỗ và khóc cùng con.

Có đôi khi, bố không chịu nổi tiếng khóc của con, tới mức ném phịch con xuống tấm chăn vì không kiềm chế nổi, con không đau, nhưng thấy bố cáu giận vậy thì mẹ lại tủi thân mà khóc. Vậy là quãng thời gian này, mẹ đã khóc rất nhiều cùng với con… Mỗi lần con khóc, đầu mẹ lại ong ong với những tiếng khóc của con, và mẹ lại đập đầu mình vào tường thật đau, chỉ có cách này mới làm mẹ dễ chịu được. Hai Bác Tuấn, Thủy cũng thử dỗ con một vài lần, nhưng cũng chỉ nhận ra một điều rằng “ bố mẹ quá giỏi khi vượt qua quãng thời gian con khóc”.

Mẹ tìm hiểu mọi cách, rồi các mẹo, thậm chí là cả vứt con vào một cái nón, bỏ giữa đường để ai đó nhặt con về rồi mẹ đến xin lại để con làm con nuôi của họ. Mẹ hy vọng rằng cách này sẽ giúp con hết khóc, nhưng không thành, con vẫn khóc như thế… cho tới ngày thứ 10 của tháng thứ 3. Sang ngày thứ 11, con trở thành khác hẳn, dễ tính hơn và không khóc như vậy nữa! Rồi cứ thế, càng lớn – con càng ngoan và càng ý thức hơn nhiều. Mẹ tự hào vì đã sinh ra một đứa trẻ có tính cách tốt…

Vậy rồi 3 tháng sau, mẹ biết chính xác kết quả đo thính lực của con với mức điếc sâu hai tai, họ giải thích rằng ngoài tiếng động cơ máy bay ở bên cạnh ra thì con không nghe được âm thanh nào bé hơn thế….

Mời độc giả theo dõi Phần 2 vào ngày thứ 2 - 27/4/2015 trên Làm mẹ, Eva.vn

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm