Nội dung

Ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại đã cho ra đời những loại bình sữa tiện lợi, hữu ích, dễ sử dụng dành cho bé yêu. Tuy nhiên, ở thời nữ hoàng Victoria tại Anh, có những chiếc bình sữa đã vô tình gây ra cái chết cực kì oan uổng cho rất nhiều trẻ sơ sinh.

Những chiếc bình sữa có hình cây đàn banjo được sản xuất vào những năm 1800 với số lượng lớn tại Anh. Nhiều loại bình được đặt cho những cái tên rất ngọt ngào như “con yêu bé bỏng” hay “bé yêu của mẹ”, nhiều loại lại mang cái tên rất “quý tộc” như “The Empire” (Hoàng đế), “The National” (Quốc gia), “The Victorian”, “The Princess” (Công chúa) hay “The Alexandria”, ăn theo sự nổi tiếng của công chúa Alexandria xứ Wales thời bấy giờ.

 Hãi hùng bình sữa chết người cho trẻ thời xưa

Thay vì những cái tên bóng bẩy, những chiếc bình này đã bị gọi là "The Killer" (Kẻ giết người) hay "The murderer" (Tên sát nhân) 

Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau những cái tên bóng bẩy ấy là sự nguy hiểm tiềm tàng của những chiếc chai sản xuất theo kiểu thô sơ, mất vệ sinh. Đó là nguyên nhân về sau này, chúng bị thay thế bằng nickname “The Killer” (Kẻ giết người) hoặc “The murderer” (Tên sát nhân).

Những bình sữa này được thiết kế theo kiểu một chiếc chai thủy tinh đi kèm với ống hút thủy tinh và nút chai (có thể làm từ đủ nguyên liệu: xốp, da dê, mảnh vải,...). Kiểu thiết kế này khiến cho việc rửa sạch và vệ sinh chai rất khó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng và gây ra cái chết oan uổng cho biết bao trẻ sơ sinh.

 Hãi hùng bình sữa chết người cho trẻ thời xưa

Việc rửa sạch và vệ sinh chai rất khó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng và gây ra cái chết oan uổng cho biết bao trẻ sơ sinh.

Mặc dù gặp phải rất nhiều sự phản đối từ giới chuyên môn y học, những chiếc bình banjo vẫn được bán rất chạy vào những năm 1920. Nguyên nhân chính là với kiểu bình này, trẻ nhỏ có thể tự bú dễ dàng mà không cần người chăm sóc, kể cả khi trẻ chưa đủ tuổi để ôm cả chai – rất tiện để các bà mẹ có thể làm việc mà không phải lo cho con bú.

 Hãi hùng bình sữa chết người cho trẻ thời xưa

Kiểu bình này đã từng được bán rất chạy vì trẻ nhỏ có thể tự bú dễ dàng mà không cần người chăm sóc.

Ở thời đại Victoria bấy giờ, những chiếc áo corset nịt ngực bó sát người đang là “mốt”, thể hiện vẻ đẹp cũng như chuẩn mực đạo đức của mọi phụ nữ. Phụ nữ mặc corset với mong muốn tạo dáng như chiếc đồng hồ cát, thu nhỏ eo, làm to hông và ngực. Phụ nữ càng thuộc tầng lớp thượng lưu thì mặc corset càng chật hơn. Vì thế, việc vừa giữ gìn vẻ đẹp “thời thượng”, vừa cho con bú thường xuyên, vừa tiết kiệm thời gian làm việc nhà là điều không thể và sản phẩm bình bú sữa banjo xuất hiện như một giải pháp tuyệt vời cho chị em phụ nữ.

Theo thống kê của các nhà khoa học, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở cuối thời nữ hoàng Victoria trị vì cực kì cao, cứ 10 trẻ sơ sinh thì chỉ có 2 trẻ sống sót được đến năm 2 tuổi. Nguyên nhân chính chỉ vì vấn đề mất vệ sinh từ những chiếc chai “giết người” này.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm