Nội dung

Theo quan niệm xưa, nơi có thủy (nước) sẽ đem lại thế đất - nhà tốt. Nhưng thủy cũng trở nên hung họa nếu không giải quyết được các vấn đề về nước đọng, ngập lụt hay nước chảy thẳng vào trước cửa. Vì vậy, trước khi mua đất cất nhà cần phải tìm hiểu rất kỹ về hệ thống nước khu vực xung quanh trên diện rộng để tránh tình trạng ở trong khu bị triều cường, thường xuyên ngập úng, môi trường sống luôn ẩm ướt lầy lội, ruồi muỗi sinh bệnh.

Hài hòa ngoại cảnh theo ngũ hành

Nên tránh các khu nhà gần trụ điện, trạm biến áp. Ảnh: Nhà Đẹp

Tại các khu quy hoạch mới, vị trí nắp cống, hố ga luôn nằm giữa hai nhà, tránh được tình trạng "nhà kề miệng cống" như các khu dân cư cũ. Tương tự là các trụ điện, trạm biến thế... là các nguồn gây cháy chập, hỏa hoạn và từ trường rất cao. Các khu nhà ở được ngầm hóa hệ thống điện hoặc giảm thiểu trụ và dây điện thì luôn tốt hơn. Ngay cả khi trụ điện nằm ở khoảng giữa hai nhà, thì vẫn nên thiết kế mặt ngoài phía gần trụ điện theo lối đặc và hạn chế mở cửa hay đưa ban công ra ở những phía đó. Đặc biệt là tại các tuyến điện cao thế, cần tránh xa hoặc làm nhà trong giới hạn an toàn vì đây là các vùng có ác xạ lớn.

Nguy cơ cháy nổ còn dễ xảy ra ở các ngõ hẹp hoặc ngõ cụt mà nhà mình nằm ở cuối ngõ, ở bên ngoài có các xưởng, kho hoặc nhà lụp xụp dễ cháy (có quy luật ống lan truyền) mà nhà lại nằm về cuối hướng gió chủ đạo, khi có hỏa hoạn phía đầu gió rất dễ bị vạ lây. Gặp thế nhà như vậy thì nên làm tách biệt với nhà lân cận, dùng tường dày ngăn phía trước, chuẩn bị tốt hệ thống chữa cháy và tạo lối thoát hiểm thuận tiện.

Môi trường ngoại thất luôn gắn bó với nội thất, cần nắm vững quy luật cân bằng tương đối - cân bằng của âm dương để xử lý. Nếu ngoại có tính dương thịnh thì nội cần thêm tính sôi động, tươi vui. Ngoại có tính hỏa (chóp nhọn, nắng chói, màu đỏ, các nguy cơ cháy nổ cao) thì phải tăng hành thủy cho phần ngoại vi nhà mình như thêm hồ nước, dùng kính chắn nắng để giảm hỏa. Nếu ngoại thịnh mộc (có rừng hay có vườn cây, cũng là hành sinh ra hỏa) thì xung quanh nhà nên mé nhánh quang đãng, có khoảng cách ly để tránh bị lan truyền hỏa. Nếu xung quanh là vùng sông hồ (thịnh thủy) thì khí hậu mát mẻ, nhưng cũng cần bố trí các tường ngăn, đê bao đất đá để phòng lụt lội và giảm ẩm thấp. Nói chung, các hành thủy, mộc và thổ hợp với môi trường nhà ở, các hành kim và hỏa mang tính bổ sung năng lượng và tiện nghi, tùy theo tính chất sử dụng nhà và mệnh cục ngũ hành của chủ nhân và gia giảm cho tương thích với ngoại thất.

Hài hòa ngoại cảnh theo ngũ hành

Cảnh quan thường có giá trị hơn cả bản thân căn nhà. Ảnh: Nhà Đẹp

Các xử lý cơ bản cho ngoại thất hợp phong thủy, giảm xung sát có thể đúc kết như sau:

Tạo sự ngăn cách nhưng vẫn chuyển tiếp được giữa trong và ngoài nhà, thông qua các mái hiên, hành lang, hoa tường, lam chắn... để vừa giảm xung sát ngoại vi, vừa không ngăn chặn sinh khí.

Hình dáng bên ngoài của ngôi nhà là biểu hiện nội khí bên trong, chớ làm nhà theo kiểu "đồ giả", trang trí thừa và không tương ứng với chức năng nội tại. Hình nào ắt khí ấy, tạo hình cũng chính là tạo khí.

Cân bằng âm dương và ngũ hành trên quan điểm tổng hợp, tránh thiên lệch nhưng cũng tránh bình quân, mỗi thứ một chút thì sẽ dễ gây tranh chấp, đối chọi và lộn xộn cho ngoại thất.

Sử dụng vật liệu trang trí bên ngoài đơn giản, hiệu quả và giảm công bảo trì, tránh dùng các vật liệu tạm bợ hoặc không hợp với khí hậu và tính chát của khu vực, chẳng hạn như nhà ở vùng biển tránh dùng kim loại nhiều dễ gỉ sét, nhà hướng tây nên hạn chế gỗ vì rất mau bị vênh, nứt và bạc màu...

(Theo Nhà Đẹp)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tiết kiệm chi phí khi sơn nhà

Để có những bức tường nội, ngoại thất đẹp, đồng thời lại tiết kiệm chi phí, bạn nên lưu ý tới một số nguyên tắc mà nhà sản xuất đưa ra và thực hiện triệt để trong quá trình sơn.

Xem thêm  

Phòng ăn theo phong thủy

Một không gian ẩm thực hợp phong thủy ngoài các yếu tố về hướng, cân bằng âm dương, còn cần những bài trí tương sinh ngũ hành theo đặc trưng riêng của phòng ăn là hành Mộc với nguyên tắc Mộc tăng - Hỏa giảm - Kim hạn chế.

Xem thêm  

Xử lý những góc nhà khó

Nếu biết tận dụng các yếu tố cây xanh, màu sắc, chất liệu của vật dụng, ánh sáng, chúng ta sẽ hoàn toàn làm chủ được những khoảng không gian vốn được coi là góc khó.

Xem thêm  

Nhà trên đất dài, nở hậu

Tôi có một miếng đất hình thang vuông, đáy nhỏ 13 m, cạnh góc vuông 30 m, đáy lớn 15m (nở hậu), hướng nam. Tôi muốn xây một biệt thự, với những yêu cầu như sau. (Nguyen Ngoc Khanh)

Xem thêm  

Nhà vườn trên đất 470 m2

Gia đình tôi có mảnh đất 470 m2 (chiều dài 25 m, mặt tiền hướng tây nở hậu) mong nhờ KTS gợi ý cho phương án thiết kế cho nhà trên diện tích khoảng 120-130 m2, xây 2 tầng đơn giản, sân vườn rộng rãi. Mặt đường trước mặt rộng 16 m. (Phạm Thiên Trang)

Xem thêm  

Phong thủy nhà 5 tầng 5,6 x 8,2 m

Tôi sắp xây nhà nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp kiến trúc hoàn toàn ưng ý, vừa thuận tiện cho sử dụng vừa hợp với phong thủy. Mảnh đất của chúng tôi có một mặt tiền hướng tây nam, chiều rộng 5,66 m, cạnh phía tây sâu 8,2 m, cạnh phía đông sâu 8,7 m. (Nguyễn Thái Phong)

Xem thêm  

Nhà nhỏ trong hẻm

Chủ của ngôi nhà nhỏ nằm trong hẻm này là một kiến trúc sư. Nhờ sự khéo léo trong bài trí, tổ chức không gian, căn nhà tuy nhỏ, chỉ 30 m2, nhưng đã trở thành một tổ ấm tiện nghi, xinh xắn.

Xem thêm  

Nhà ba tầng 6,3 x 8,6 m

Tôi có mảnh đất 6,3 x 8,6 m, hướng đông nam, mặt tiền 6,3 m, đường rộng 6 m. Tôi muốn một thiết kế đơn giản, dễ thi công. Xin gợi ý cả cách bố trí mặt tiền. (Vũ Hải)

Xem thêm  

‘Chỗ ngồi’ trong phòng tắm

Các thiết bị vệ sinh ngày nay đã có một bước phát triển vượt bậc về kỹ thuật và tính nghệ thuật. Việc tạo một "chỗ ngồi" trong phòng tắm ngày càng được nhiều chủ nhà quan tâm, và cái "chỗ ngồi" cũng có những đòi hỏi khá đặc biệt khi thiết kế.

Xem thêm  

Vài lưu ý với phòng làm việc tại nhà

Ngày nay, khi xây dựng nhà ở, nhiều gia chủ đã chú ý đến phòng làm việc. Không gian này ngày càng thể hiện được tính năng ưu việt và tầm quan trọng, không kém các phòng chức năng cơ bản khác như phòng ngủ, khách, bếp...

Xem thêm  

Phong thủy cho căn hộ chung cư

Đặc trưng của chung cư là vừa tách bạch phần riêng lại vừa phụ thuộc phần chung, ảnh hưởng giữa các căn hộ của toàn khối nhà với nhau. Do vậy, các yếu tố phong thủy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhà truyền thống nhưng vẫn có các khác biệt cần điều chỉnh linh hoạt.

Xem thêm  

Nhà một tầng trên đất 500 m2

Bố mẹ tôi ở Nghệ An đang sống trên một khu đất vuông vức, 20 m mặt tiền giáp đường với tổng diện tích khoảng 500 m2. Tôi muốn xây mới một căn nhà một tầng khoảng từ 80 đến 100 m2 (có thể xây thêm tầng 2 sau này) và thiết kế khu vườn thật đẹp. (Phạm Văn Nam)

Xem thêm