Nội dung

Một số trẻ khi sốt không uống được thuốc tân dược, cứ uống vào là nôn ra hết và cũng có những trẻ lại nhất quyết không chịu uống thuốc. Vì thế, tình trạng sốt âm ỉ của trẻ kéo dài mãi không khỏi khiến cha mẹ đau đầu lo lắng, tự hỏi ‘biết làm sao hạ sốt cho con đây’?

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian dùng thanh nhiệt, hạ sốt cho bé hiệu quả được các mẹ chia sẻ đã áp dụng thành công.

1.    Gạo tẻ + lá búp nhài

Nguyên liệu: Gạo tẻ (2 nắm nhỏ); lá hoặc búp non lá nhài (1 nắm nhỏ)

Cách làm:

-    Gạo rang vàng hơi ngả màu sậm; lá hoặc búp lá nhài sao vàng.
-    Cho gạo rang và lá nhài (hoặc búp) vào xoong quấy bột đổ khoảng 01 bát nước đun sôi. Sau khi sôi, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.
-    Khi nước âm ấm thì đổ ra cốc cho con uống thay nước.

Tác dụng: Gạo rang: chống mất nước giúp trẻ đỡ mệt; còn lá nhài hay búp nhài giúp hạ nhiệt nhanh.

Đây là bài thuốc được độc giả có nickname: hn999 chia sẻ trên diễn đàn WTT.

 Hạ sốt cho bé bằng gạo tẻ lá nhài

Tình trạng sốt âm ỉ của trẻ kéo dài mãi không khỏi khiến cha mẹ đau đầu lo lắng. (Ảnh minh họa).

2.    Dùng lát chanh tươi

Bài liên quan:

“Khi bé nhà mình sốt 38 độ, mình lấy 1 quả chanh tươi trong tủ lạnh và cắt làm nhiều lát mỏng. Sau đó, dùng lát chanh chà nhẹ lên trán, thái dương, khe khuỷu tay chân… bé nhà mình hạ sốt rất nhanh”, mẹ Ngọc Hoa (Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) nói.

Chị Hoa cũng chia sẻ thêm rằng do bé nhà chị bị dị ứng Paracetamol nên chị thường áp dụng ‘bí kíp’ này. Ngoài ra, rất nhiều bà mẹ cùng công ty chị cũng có thói quen sử dụng chanh tươi hạ sốt cho con. Nhưng lưu ý: do nước chanh có axit chua nên cần tránh những chố bé có mụn ngứa hoặc da bị xước dễ làm xót. Hoặc nếu thấy bé khó chịu, kêu xót thì cố gắng để chừng 2-3 phút rồi lấy khăn ướt lau đi.

3.    Dùng cây nhọ nồi

Nhọ nồi được nhiều chị em coi là cây thuốc quý, sử dụng hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Cách dùng nhọ nồi hạ sốt rất đơn giản: chị em ngâm rửa sạch cỏ nhọ nồi, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml.

Đặc biệt, với những bé dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc kháng sinh thì mẹ có thể đun sôi lá nhọ nồi lên rồi chắt lấy nước cho bé uống. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

Bài thuốc này rất hay, không tốn kém mà lại tác dụng tuyệt vời.

4.    Trứng gà + gừng

“Khi Nhím bị sốt, em nghe lời mẹ chồng lấy gừng tươi 10g, hành củ 10g, rau mùi 10g, trứng gà 2 quả luộc chín bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng rồi đem hấp chín, gói vào túi vải rồi chườm khắp toàn thân bé cho đến khi mồ hôi vã ra. Rất nhanh thân nhiệt bé đã hạ và em cũng bớt lo lắng”, mẹ Nhím chia sẻ trên diễn đàn Làm mẹ.

Thực tế, bài thuốc mà mẹ Nhím sử dụng là bí kíp hạ sốt dân gian đã được y học chứng minh là hiệu quả, đặc biệt với trẻ sốt cao do cảm cúm và không có mồ hôi.

Ngoài ra, chị em có thể lấy lành củ tươi và lá kinh giới tươi lượng vừa đủ, đem giã nát rồi chia đắp lên chóp mũi trẻ vài lần trong ngày. Cách này cũng rất phổ biến.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm