Nội dung

Trước tình hình gia tăng số ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản khẩn yêu cầu các đơn vị trong ngành tăng cường phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản. Trước hết là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bệnh viêm não Nhật Bản, các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng; chú trọng tuyên truyền, tư vấn cho người dân đưa con em đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.

Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, các Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện và thị xã tăng cường giám sát dịch tại bệnh viện và tại cộng đồng theo phân cấp, kịp thời phát hiện những trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản để chủ động triển khai khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch. Cùng với đó là tổ chức tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não nhật bản cho trẻ đảm bảo an toàn, chất lượng và đạt tỷ lệ cao.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện tiến hành tập huấn cho nhân viên y tế tham gia khám phát hiện, điều trị cho người bệnh. Tăng cường khám, phát hiện sớm viêm não Nhật Bản tại đơn vị, điều trị tích cực, hạn chế tử vong. Đồng thời, thông báo cho TTYT Dự phòng, TTYT quận, huyện và thị xã trên địa bàn để kịp thời xử lý dịch theo quy định.

 Hà nội 1 tuần xuất hiện 6 ca viêm não nhật bản

Bệnh viên não Nhật Bản rất nguy hiểm với trẻ. (Ảnh minh họa)

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút viêm não Nhật Bản gây ra. Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, tuy nhiên có 2 loài muỗi chính truyền bệnh này, đó là Culex. tritaeniorhynchus và Culex. vishnui. Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm: sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20%.

Viêm não Nhật Bản có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5, 6, 7. Bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh nên việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả nhất. 

Theo đó, mũi vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản được tiêm đầu tiên khi trẻ đủ một tuổi; Mũi 2: Sau mũi một từ một đến 2 tuần; Mũi 3: Sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. ​Với trẻ lớn trên 5 tuổi mà chưa từng được tiêm vắc xin thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản với khoảng cách các mũi tương tự như trên.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế lưu ý, riêng với vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản, nếu không tiêm đủ liều hiệu quả bảo vệ rất thấp. Theo đó, nếu chỉ tiêm 1 mũi đầu tiên thì gần như có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Trẻ gãy xương hàm vì xe tập đi

Tai nạn kinh hoàng xảy ra với bé Loan (6 tháng tuổi, ở Hà Nội) khi bà đang trông cháu ở nhà và để bé ngồi trong xe tập đi. Ngay lập tức, bé Loan được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm