Nội dung

Nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em vẫn ngủ trưa trong 4 năm đầu đời, thế nhưng cũng có không ít trẻ từ bỏ thói quen này từ rất sớm. Những nghiên cứu đã chỉ ra 20% trẻ 5 tuổi vẫn giữ thói quen ngủ trưa. 

Các nhà nghiên cứu tin rằng trẻ con chợp mắt vì nhu cầu cần được ngủ hình thành trong não bộ và trở thành một nhu cầu sinh lý. Khi não bộ càng phát triển, trẻ sẽ có khả năng tỉnh táo nhiều hơn và chống lại việc chìm vào giấc ngủ trưa. Nếu con bạn dễ dàng ngủ thiếp đi vào giờ trưa trong khoảng 10 phút, đó là dấu hiệu cho biết trẻ cần một giấc ngủ ngắn để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng giấc ngủ trưa đối với trẻ là không cần thiết nữa nếu bé có những biểu hiện sau đây:

- Luôn hiếu động và tỏ ra “chống đối” việc ngủ trưa.

- Vẫn còn thức sau 30 phút và điều này diễn ra thường xuyên.

- Vẫn tỉnh táo mặc dù không ngủ trưa.

- Có ngủ trưa nhưng tối lại không muốn đi ngủ vào giờ như thường lệ.

Đối phó với tật không thích ngủ trưa của trẻ
Ảnh minh họa: greatvine-static

Trẻ không cần ngủ trưa không có nghĩa là đủ tỉnh táo và sức khỏe để vui chơi cả ngày. Do vậy, nếu bé vẫn tỉnh táo sau bữa tối, thay vì bắt ép phải ngủ trưa thì tốt hơn là bạn nên biến giờ ngủ trưa thành một khoảng thời gian yên tĩnh trong ngày dành cho trẻ. 

Vậy cách nào là tốt nhất để những thay đổi khi trẻ từ bỏ thói quen ngủ trưa không gây ra ảnh hưởng đáng kể nào đến cả trẻ và cha mẹ? Sau đây là một số lời khuyên mà bạn có thể tham khảo:

- Giải thích cho trẻ về thói quen mới, nói rằng bạn hiểu bé không thích ngủ và thay vào đó giờ ngủ trưa sẽ là thời gian yên tĩnh trong ngày để có thể chơi những trò chơi nhẹ nhàng.

- Kiên quyết làm theo thời gian biểu mới. Bé có thể không phải ngủ trưa, nhưng thời gian này cũng không dành cho những hoạt động ồn ào.

- Tạo một không gian yên tĩnh, có thể vẫn là phòng ngủ nhưng bạn không cần thiết phải tắt đèn hoặc ép trẻ phải nằm xuống giường.

- Giới hạn thời gian, nếu trước đây con bạn thường ngủ trưa trong một vài giờ thì bây giờ khoảng thời gian yên tĩnh cũng có độ dài tương tự. Một đứa trẻ đang thức có thể tự xoay sở được trong một giờ đồng hồ.

Những hoạt động nhẹ nhàng trẻ có thể làm trong khoảng thời gian này: 

- Đọc sách.

- Nghe đọc truyện từ sách điện tử.

- Tô màu.

- Chơi với món đồ chơi mềm.

- Giải câu đố.

- Xem phim.

Bạn cũng có thể điều chỉnh giờ ăn tối, giờ đi tắm và giờ ngủ của trẻ sớm hơn một tiếng đồng hồ so với trước kia trong một vài tuần cho đến khi bé quen với việc thức cả ngày. Nhớ rằng, trẻ thỉnh thoảng vẫn muốn được ngủ trưa cho dù thời gian ngủ không lâu như trước kia nữa.

Lê Phương (Theo Kidspot)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bí kíp dạy trẻ không ích kỷ

Thấy ai đụng đến đồ chơi của mình, bé Trung (11 tuổi) hét toáng lên và lao đến giằng lại cho bằng được. Hành động của cậu bé khiến bố mẹ nhiều phen bẽ mặt và tức giận.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Tranh tô màu ‘Bé ôm hoa’

Bạn hãy in bức tranh cho bé cưng tập tô màu nhé. Bạn bấm chuột phải vào bức tranh và chọn lệnh in. Nếu muốn hình to hơn, bấm chuột phải chọn lệnh Save as trước khi in.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm