Nội dung
Đó là lý thuyết Long mạch. Nơi sở tại của can long, đó là độ dài, ngắn của những dãy núi đứng bao phủ, chầu phục chung quanh khu vực, cần phân rõ xa gần:
  • Can long xa ngàn dặm là đại đô thị (tức kinh đô lớn của những cường quốc); xa hai, ba trăm dặm là châu phủ
  • Còn xa trăm dặm chỉ có thể là huyện thành, còn gần nữa là các trấn
Nhận định về Huế 
Nhìn lên bản đồ, ta thấy những dãy núi hướng về Huế chỉ là những nhánh nhỏ của mạch Trường Sơn, dài chừng 2, 3 chục cây số (tức khoảng trăm dặm). 
Rồi đến sông Hương tuy được cái thế uốn lượn hữu tình, nhưng từ chỗ phát nguồn cho đến khi đổ ra biển của chỉ dài chừng 5, 6 chục cây số.
Với thế núi sông quá ngắn ngủi như vậy, một triều đại lập đế đô ở đây thì chẳng lâu bền. 
Đó chỉ vì cái thế núi xông "xa trăm dặm chỉ có thể là huyện thành", vì nếu núi, sông quá ngắn thì không sao tạo ra đủ vượng khí cho một thành phố phát triển lên hùng mạnh được. 
Địa thế huế dưới góc nhìn phong thủy
Nhìn bản đồ Huế ở hình trên, ta có thể thấy Huế ở thế "tọa thủy, hướng sơn", có nghĩa là quay lưng ra biển và hướng về phía núi, sai nguyên tắc "toạ sơn, hướng thủy" để được thế núi hộ vệ. Điều này một phần giải thích thời tiết thất thường của Huế. 
Muốn được hưởng đại thủy khí thì điều kiện cần thiết là bờ biển phải có hình dạng uốn cong vào, có như vậy khi gặp vận khí tốt thì đất nước mới mong giàu mạnh lên được. Nhưng vùng bờ biển Huế và của cả miền Trung lại có hình dạng uống cong ra. Đó là thế đất liền muốn tiến ra biển, nên đại thủy khí không thể vào được để đem lại sự phồn vinh. Có thể xem thêm bài Tản mạn về phong thủy địa thế Sài Gòn để hiểu thêm. 
Tổng luận về Huế 
Nhìn chung, Huế có cái đẹp của sông Hương êm đềm, uốn khúc, của những nhánh núi non che chở, bao bọc. Nhưng sông Hương chỉ có thể tạo nên sự phồn thịnh sung túc cho một thành phố nhỏ (thế sông uốn lượn nhưng lại quá ngắn).
Còn nếu chọn Huế làm thủ đô đất nước thì sẽ khó khăn. Bởi vì ngay cả trong lúc hưng thịnh, Huế còn chưa đủ vượng khí để trấn áp những vùng khác, thì đến lúc suy vi, thù trong giặc ngoài liên tiếp kéo đến, nên tránh sao khỏi cái họa. 
Dịch Linh (tổng hợp)
  • Tản mạn về phong thủy địa thế Sài Gòn

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Lý giải 13 kiểu đất đồng bằng không thể táng mộ

Long pháp bình dương, xưa nay vẫn liệt vào hàng vi diệu của địa lý. Vì mạch khi xuống bình dương đã nhuyễn nhược, ẩn tàng, bác hoán nhiều lần, nên khó nhận biết. Trong long pháp, huyệt pháp, thiết yếu nhất là phải tránh được hung địa, hoặc vô khí chi địa. Đối với đất bình dương, việc nhìn nhận hung sát không phải dễ.

Xem thêm  

Xây cầu thang phong thủy

Cầu thang gồm có hai phần: động khẩu và lai mạch. Động khẩu được tính từ 1 đến 3 bậc đầu, còn lai mạch là phần còn lại bao gồm cả thân cầu thang và chiếu nghỉ. Với thang máy, chuyển động thẳng đứng thì động khẩu và lai mạch là một.

Xem thêm  

Vì sao chọn nhà nên tránh mồ mả

Phong Thủy học truyền thống có cách nói của âm dương trạch, mà dương trạch nếu ở trên đất Phong Thủy tốt thì “khí sắc” của nó sẽ vô cùng quang minh, có thể đem đến điềm phúc cho chủ nhà. Nhưng nếu nó gần âm trạch, tức quá gần mồ mả, sẽ sinh ra ảnh hưởng không tốt.

Xem thêm  

13 đại kỵ trong phong thủy phòng ngủ bạn nên biết

Đời người, có một phần ba thời gian là trải qua trong phòng ngủ. Cho nên, phong thủy của phòng ngủ là một phần tối quan trọng trong việc bố trí phong thủy của cả căn nhà. Sau đây là những đại kỵ trong phong thủy phòng ngủ mà bạn nên biết để tránh. >>7 loại cây cực độc không nên để trong nhà

Xem thêm