Nội dung
Thời tiết mùa hè nóng nực khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Đừng lo lắng, đậu xanh chính là giải pháp cho sức khỏe trong những ngày như thế.

1 hạt đậu, 10 lợi ích

Đậu xanh (đỗ xanh) là thực phẩm khá phổ biến ở Việt Nam. Nó thường được sử dụng để nấu xôi, làm các loại bánh hay ủ cho lên mầm (giá đỗ). Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh còn chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu…, rất tốt cho sức khỏe.

Theo Đông y, đậu xanh (lục đậu) có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, ích khí, tiêu đờm, lợi tiểu, giải độc, điều hoà ngũ tạng. Vỏ hạt đậu xanh (lục đậu y) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu phù giải cảm, trừ màng mộng ở mắt. Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng đậu xanh liền cả vỏ, để chữa trị các chứng bệnh do nhiệt độc gây nên, như cảm nắng, say nắng, sốt, phiền khát, mụn nhọt lở loét, nổi mề đay. Và đặc biệt, nó còn được dùng để giải độc khi ngộ độc thuốc, ngộ độc nấm hoặc thức ăn nhiễm độc.

Không chỉ vậy, đậu xanh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các chất chống oxy hóa, cụ thể là flavanoid, carotenoid, polyphenol chứa trong đậu xanh được chứng minh rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol , hạ huyết áp, ổn định đường huyết. Ăn một chén cháo đậu xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%.

Đậu xanh giải nhiệt mùa hè

Bên cạnh đó, đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hoà tan dồi dào. Chất xơ hoà tan đi qua đường tiêu hóa, loại bỏ khỏi cơ thể những chất béo thừa trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Trong khi đó, chất xơ không hoà tan lại giúp kích thích tiêu hoá và chống táo bón. Đặc biệt, các loại chất xơ này còn có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.

Ngoài ra, đậu xanh còn là một nguồn bổ sung sắt tự nhiên rất tốt, nhất là phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hay đang cho con bú.

Rất nhiều người ăn chay bỏ lỡ lượng protein chứa trong thịt và đậu xanh có thể dễ dàng bù đắp được sự thiếu hụt đó. Người ăn chay có thể lựa chọn một bữa ăn với đậu xanh và lúa mì. Đây là một nguồn cung cấp protein mà không tăng thêm calories mà lại rất ít chất béo.

Cháo đậu xanh: Thanh nhiệt, giải độc

Đậu xanh giải nhiệt mùa hè

Với muôn vàn tác dụng như vậy, đậu xanh là thực phẩm không thể thiếu trong hè này của mỗi gia đình. Nếu vẫn đang băn khoăn không biết nên chế biến thế nào để vừa ngon miệng, vừa giải nhiệt, hãy để chúng tôi mách nước nhé:

Cháo đậu xanh, lá sen

Cách làm: Đậu xanh (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi 1 cái, gạo tẻ 100g. Lá sen rửa thật sạch, để ráo. Đậu xanh và gạo đãi sạch rồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo chín, dùng lá sen đậy lên trên mặt nồi cháo. Đun lửa nhỏ một thời gian, đến khi cháo có màu xanh nhạt là được.

Cách khác: Đậu xanh (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi l/4 lá, gạo tẻ 100g. Đậu xanh rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Khi Đậu xanh chín mềm, cho gạo tẻ và lá sen vào nấu nhừ thành cháo loãng.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì.

Cháo Đậu xanh, sắn dây:


Cách làm: Bột sắn dây 50g (hoặc củ sắn dây 100g). Đậu (để nguyên vỏ) 100g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ và đậu xanh vo sạch, đem ninh nhừ thành cháo. Khi chín, cho bột sắn dây đã hòa nước vào, khuấy đều, đun thêm một lát là được (nếu dùng củ sắn dây thì cho vào cùng lần với gạo và đậu xanh).

Tác dụng: Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc , giải khát, rất tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não.

Đậu xanh (và các loại hạt ngũ cốc khác), ngoài vỏ quả đã được loại bỏ khi thu hoạch, còn có phần “vỏ lụa” bao bọc quanh “hạt”. Phần vỏ lụa có chứa rất nhiều sinh tố, khoáng chất, cũng như các hoạt chất sinh học khác, bao gồm cả một số flavonoid có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư . Do đó, khi sử dụng đậu xanh, nhất là sử dụng với mục đích giải độc, nên dùng cả vỏ.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trà Atiso: Uống nhiều hại gan, thận

Nghĩ rằng trà lành tính, vô hại lại có thể chống oxi hóa, ngừa ung thư…, nhiều người sử dụng nó để thay nước lọc hàng ngày mà không biết rằng nó ảnh hưởng đến thận, gan Dùng thay nước...

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Đừng đánh răng sau khi vừa ngủ dậy

Bởi các chuyên gia cho rằng thói quen này không chỉ gây hại cho răng mà sức khỏe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi chuông báo thức vang lên, bạn bật người thức dậy và việc làm đầu tiên của...

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm