Nội dung

Trẻ con luôn luôn hiếu động. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý. Có những đứa trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên tập trung làm gì nhưng bố mẹ lại nghĩ đó là điều rất bình thường mà không đưa con đi kiểm tra. Dưới đây là một số chia sẻ của chuyên gia thần kinh về chứng bệnh này.

Tăng động giảm chú ý (tên tiếng Anh là Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường hiếu động quá mức và khả năng tập trung kém nên dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Theo như ý kiến chuyên gia, trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện sau.

Hiếu động quá mức

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ mà thường chạy nhảy liên tục không biết mệt. Khi được yêu cầu ngồi yên chúng không chịu hoặc có ngồi xuống thì cũng không ngừng cựa quây, làm ồn.

Ví dụ, khi ở nhà, những đứa trẻ này không chịu ngồi yên, hết chạy xuống bếp lại leo lên sân thượng, leo trèo mà không màng đến lời dọa nạt của người lớn. Yêu cầu những đứa trẻ này ngồi yên một lúc là cả một vấn đề.

Khả năng tập trung bằng 0

Khả năng tập trung của trẻ bị tăng động giảm chú ý gần như bằng 0. Thật khó mà bắt chúng lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc làm một việc gì đó trọn vẹn. Những đứa trẻ này thường có xu hướng chuyển một cách nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm vì thường bị hấp dẫn bởi một công việc khác.

Có thể đang lôi sách toán ra học, giải chưa hết bài chúng đã đòi vẽ siêu nhân. Vẽ siêu nhân chưa xong cái đầu thì lại đòi chuyển sang học hát rồi nhảy múa loạn cả nhà.

 Dấu hiệu nhận biết con tăng động

Trẻ quá hiếu động, không tập trung và hay hấp tấp (Ảnh minh họa)

Nói về biểu hiện này, trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có thói quen nói chen ngang vào câu nói của người khác, khó lòng chờ đến lượt mình, đôi khi người lớn chưa hỏi xong mà chúng đã trả lời xong rồi.

Hấp tấp, bốc đồng

Với những biểu hiện như trên, cuộc sống của trẻ bị tăng động giảm chú ý bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở trường vì không tập trung nên các bé rất khó tiếp thu bài giảng của giáo viên. Ở nhà thì nghịch ngợm, bị bố mẹ quát mắng. Hay hấp tấp nên việc kết bạn cũng trở nên khó khăn với chúng. Lâu dần, những đứa trẻ này trở nên tự ti, và rất dễ sinh ra trầm cảm nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời.

Bài liên quan:

Tăng động do đâu?

Mặc dù không ai biết chính xác nguyên nhân dẫn đến chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ tuy nhiên một số trẻ có tiền sử gia đình có người bị tăng động có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn những trẻ khác. 

Một số yếu tố khác như tai biến lúc sinh hoặc tiếp xúc độc chất (rượu, thuốc lá, ma túy) khi còn trong bụng mẹ hoặc rối loạn tâm thần do bị lạm dụng, gia đình không hạnh phúc cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Do đó, để phòng tránh chứng bệnh này, mẹ nên tránh dùng các chất kích thích trong khi mang thai đồng thời cố gắng quan tâm hơn đến tâm lý của con.

Lời khuyên cho cha mẹ

Ngoài việc phối hợp với bác sĩ cho con điều trị dùng thuốc và liệu pháp hành vi, cha mẹ cần tìm hiểu và giáo dục con đúng cách, khuyến khích con nghĩ đến những điểm tốt của mình, thường xuyên khen ngợi con để con không bị tự ti, tự kỷ.

Ngoài ra, khi hướng dẫn trẻ học tập, làm việc, cha mẹ cũng cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, cho trẻ biết  bạn muốn trẻ làm như thế này thế kia thay vì bảo trẻ đừng làm điều này điều kia. Và quan trọng là cha mẹ cần luôn để mắt đến trẻ khi trẻ chơi và tập thể dục thể thao, tránh xảy ra chấn thương khi trẻ hiếu động thái quá.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm