Nội dung
Buổi chiều, chúng tôi xuôi quốc lộ 2 từ Hà Giang về Tuyên Quang, con đường rộng rãi dễ đi. Đã vậy, dòng sông lô cứ song song chạy dọc bên trái khiến cho tầm mắt lữ khách luôn được rộng mở.
Dạt dào đê phú thọ
Cánh đồng Phú Thọ vào mùa vụ
Con sông có đoạn hiền hòa, có đoạn tung bọt trắng xóa khi qua ghềnh khiến cho tôi có cảm hứng luôn miệng hát bài “Trường ca Sông Lô” của cố nhạc sĩ Văn Cao: “Sông Lô, sông ngàn Việt Bắc, bãi dài ngô lau núi rừng âm u...”.

Mãi đến 8 giờ tối chúng tôi về đến thành phố tuyên quang bởi sương mù và bụi đường làm giảm tầm nhìn xa, không thể chạy nhanh được. Dường như hôm ấy bắt đầu đợt sương mù kéo dài báo hiệu mùa Đông đã về trên miền Bắc.
Dạt dào đê phú thọ
Quốc lộ 2 duyên dáng
Dạt dào đê phú thọ
Dòng sông Lô êm đềm
Dạt dào đê phú thọ

Dạt dào đê phú thọ
Cổng thành ngay một vòng xoay​

Quanh co trong thành phố tìm khách sạn rồi đi ăn tối, chúng tôi đánh một giấc không hề lo toan bởi chỉ còn khoảng 134 km nữa là về đến Hà Nội.

Nhờ có ghé Tuyên Quang mà tôi mới biết nơi đây có di tích lịch sử thành nhà Mạc. Tương truyền, thành được xây dựng chỉ trong một đêm để chống lại nhà Lê trong trận chiến năm 1592, cũng là năm cuối cùng sau 50 năm trị vì của vương triều nhà Mạc.
Dạt dào đê phú thọ
Rêu phong bám dày trên bức tường cổ
Dạt dào đê phú thọ
Buổi sáng, sương mù phủ đầy trời Tuyên Quang
Dạt dào đê phú thọ
Ở đây người ta chọn màu tím cho lễ cưới, trong khi ở miền Nam chọn màu đỏ

Dạt dào đê phú thọ
Cổng chính chợ trung tâm thành phố
Dạt dào đê phú thọ
Con sông Lô bên cạnh chợ Tam Cờ
Dạt dào đê phú thọ
Hình ảnh đoàn xe 4 bánh đi rước dâu hơn 30 chiếc chạy quanh thành phố Tuyên Quang làm chúng tôi thấy lạ mắt​

Rời Tuyên Quang vẫn theo quốc lộ 2 hướng về Phú Thọ, chúng tôi rẽ phải vào đường tỉnh lộ 320 để được đi được trên đê Phú Thọ thay vì chạy thẳng về Hà Nội.

Là tỉnh có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Đà, sông Hồng, sông Lô... Phú Thọ có hệ thống đường đê trên 150 km cao và rộng. Nếu như đê sông Lô án ngữ phía Tây của tỉnh thì đê sông Hồng lại gần như xẻ dọc chia tỉnh ra làm hai. Đoạn sông Hồng qua Phú Thọ được gọi là sông Thao, chảy đến địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội) hợp lưu với dòng sông Đà để trở về tên gọi sông Hồng.

Có đi trên đê miền Bắc, tôi mới cảm nhận được hết những bài ca dao, những câu hát, những bài tập đọc thời cấp 1 đã "ê a". Đê cao và rộng, một bên là cánh đồng, một bên là triền sông với bãi bồi rộng mênh mông.
Dạt dào đê phú thọ
Đường phố thị xã Phú Thọ
Dạt dào đê phú thọ
Cứ như thể con trâu đang ngắm cảnh đẹp quê mình
Dạt dào đê phú thọ
Sông Thao, tên gọi khác của sông Hồng, chảy qua Phú Thọ
Dạt dào đê phú thọ
Cánh đồng xanh mát bên triền sông
Dạt dào đê phú thọ
Đường đê cao và rộng
Dạt dào đê phú thọ
Những lò gạch ven đê ở huyện Lâm Thao
Dạt dào đê phú thọ
Cánh đồng lúa chín bên trong đê
Dạt dào đê phú thọ
Đàn cò trắng tìm cá tận bên kia bãi bồi
Dạt dào đê phú thọ
Cầu Phong Châu đang được xây mới, vì vậy, chúng tôi phải đi bằng cầu phao do công binh xây dựng và quản lý
Dạt dào đê phú thọ
Điếm canh đê
Dạt dào đê phú thọ
Đến đoạn này, con đường lộ được làm song song chứ không nằm trên đê nữa
Dạt dào đê phú thọ
Đến đây, chuyến đi của chúng tôi xem như kết thúc​

Ngày đầu tiên chúng tôi đã qua cầu Trung Hà để qua Phú Thọ, bây giờ trở về, một lần nữa chúng tôi lại qua cầu và chui qua cổng chào của huyện Ba Vì (TP.Hà Nội), kết thúc chuyến đi “thăm lúa, ngắm mây Tây Bắc” 9 ngày đường với hơn 1.300km.

Là người miền Nam, với chúng tôi, bất cứ nơi nào của miền Bắc cũng lạ lẫm, đáng yêu và đem lại nhiều cảm xúc khó tả. Tạm biệt Tây Bắc và một phần Đông Bắc, tạm biệt Hà Nội, chúng tôi hẹn một ngày không xa sẽ trở về tìm lại những dấu chân mình đã đi qua.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

8 món hủ tiếu hấp dẫn của Sài Gòn

Hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu cá, hủ tiếu sườn, hủ tiếu hồ... là những biến tấu khác nhau của hủ tiếu mê hoặc thực khách. Hủ tiếu cá ​ Hủ tiếu cá hấp dẫn thực khách với những cọng bánh...

Xem thêm  

Làng mứt Bình Dương rộn ràng tết sớm

Từ tháng 9 khắp xóm ngõ dường như đã rộn ràng không khí đón Tết. Điều đó không có nghĩa là người dân ở Bình Nhâm, huyện Thuận An, Bình Dương, ăn Tết sớm hơn các vùng trong cả nước. Chỉ bởi...

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Những món ăn ngon ở Tân Định

Ở Sài Gòn, muốn thưởng thức các món ăn ngon như bánh canh bò viên, cháo sườn non, các món ăn Huế, mì xào giòn hay là các món ăn miền tây thì các bạn nên ghé khu Tân Định, nới đây như một phố ẩm...

Xem thêm  

Đến Ninh Bình chỉ để ăn dê núi

Từ lâu Ninh Bình đã nổi tiếng bới món dê núi, du khách đến đây mà không thưởng thức món này là y như chưa từng ghé đến Ninh Bình. Và nhiều người có khi đến đây cũng chỉ để thưởng thức món...

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm