Nội dung

Trang sina đưa tin, bà Wang ở Trùng Khánh, Trung Quốc có con mới hơn một năm tuổi. Những ngày mùa đông vừa qua nhiệt độ ngày càng hạ thấp, sợ con lạnh nên bà Wang thường mặc cho con rất nhiều quần áo.

Mỗi ngày trước khi đưa con đi gửi trẻ, bà Wang đều “bọc” bé trong một chiếc áo khoác dày, 2 áo len, mũ bông, quần lót nỉ. Vậy nhưng được 2 ngày, bà Wang bắt đầu thấy con có biểu hiện sốt. Hôm vừa rồi bà Wang đưa con đến lớp, cô giáo nhìn thấy vậy ngay lập tức cởi bỏ khăn mũ áo khác cho bé, để lộ khuôn mặt ửng đỏ, đo nhiệt độ thấy bé đã sốt hơn 39 độ C.

 Con sốt cao vì mẹ cho mặc nhiều quần áo ủ ấm

Trường hợp như của bà Wang, ở Trung Quốc không hiếm. Theo lời của một bác sĩ nhi khoa, vào mùa đông, bệnh viện này thường tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị sốt vì thói quen tưởng như “tốt đẹp” này của cha mẹ. Thậm chí có những trường hợp trẻ khi đưa đến bệnh viện còn đang trong tình trạng mặt tái, mắt mờ, khó hô hấp, khắp người vã mồ hôi, sốt co giật và có thể bị thiếu oxy não tạm thời. Những biểu hiện này được gọi là “hội chứng oi bức trong mùa đông”.

"Mùa đông nhiệt độ giảm mạnh, thời tiết lạnh khiến nhiều cha mẹ lo lắng rằng con cái họ sẽ không chịu nổi. Đa số các bậc cha mẹ đều tin rằng, trẻ nhỏ cần nhiệt độ môi trường cao hơn người lớn vì cơ thể bé còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém... Họ tìm mọi cách để giữ ấm cho con, như mặc quần áo dày nhiều lớp, quấn tã, ủ chăn... Tuy nhiên trên thực tế, mặc quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ nhạy cảm hơn với bệnh tật.

Y học cổ tin rằng trẻ đang trong quá trình lớn, chức năng điều chỉnh nhiệt độ của não đang hoàn thiện, việc cho con mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến não bé không còn có cơ hội tiếp xúc với nhiệt độ thực. Mặt khác, khi bị mặc quá ấm, trẻ sẽ bị nóng, ra nhiều mồ hôi. Lớp quần áo quá dày sẽ khiến mồ hôi không thoát ra được mà thấm ngược trở lại và khiến trẻ dễ bị viêm phổi, thậm chí dẫn đến đột tử" bác sĩ này cho biết

 Con sốt cao vì mẹ cho mặc nhiều quần áo ủ ấm

Vậy mùa đông mặc thế nào cho con là ấm và đủ, cha mẹ nên lưu ý 2 qui tắc sau:

Qui tắc 1: “Bốn ấm một lạnh”

“Bốn ấm” đó chính là: tay ấm, lưng ấm, bụng ấm và bàn chân ấm. Khi mặc quần áo xong cho con mẹ có thể kiểm tra: nếu bàn tay ấm, không đổ bồ hôi là mặc đồ vừa chuẩn. Giữ lưng ấm vì nếu lưng bị đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể trẻ gây cảm lạnh. Bụng ấm là để bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu dạ dày và bụng lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn bình thường của bé. Bàn chân ấm là vì chân có chứa rất nhiều mạch và huyệt, cũng là nơi nhạy cảm nhất. Một đôi chân lạnh có thể khiến bé mắc các bệnh về đường hô hấp.

“Một mát mẻ” chính là cái đầu của bé. Việc ủ kín đầu con chỉ để lộ gương mặt, nhất là khi con đang bị sốt là việc không nên. Mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát thoải mái. Khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được.

Qui tắc 2: Mặc không qua 4 lớp quần áo

Một em bé sơ sinh mặc bao nhiêu quần áo vào mùa đông thì thích hợp? Trước đây ở Trung Quốc có lan truyền một mẹo truyền miệng gọi là "nhiệt kế quần áo", trong đó đề cập đến việc mặc một món đồ tương đương với cơ thể có được bao nhiêu nhiệt độ. Cụ thể: một chiếc áo khoác khá dày là 9 ℃, áo khoác mỏng 6 ℃, áo len bông dày là 5 ℃, áo len 4 ℃, vest 4 ℃, quần áo nỉ, áo khoác mỏng là 3 ℃, áo len cotton dày là 2 ℃, áo len cotton mỏng là 1 ℃. Tổng cộng với quần áo mặc nhiệt độ có thể đạt khoảng 26 ℃. Tuy nhiên theo các bác sỹ nhi khoa, cách tính này không hẳn chính xác.

Đối với quần áo trẻ em, cha mẹ nên dựa theo đặc điểm sinh lý của con để mặc quần áo cho phù hợp. Ví dụ, trẻ sơ sinh hay hoạt động hay đổ mồ hôi. Vì vậy, quần áo của trẻ phải dễ mặc dễ cởi để cha mẹ có thể thoải mái dựa vào nhiệt độ cơ thể con mà tăng hoặc giảm số áo cho hợp lý. Thông thường, ngay cả trong những thời điểm lạnh nhất của mùa đông, số quần áo con mặc cũng không nên nhiều hơn 4 cái vì nếu không bé sẽ rất khó cử động.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm