Nội dung

“Không ăn thì cho nhịn, sau đói nó khắc ăn”, “Đừng có ép con ăn, nó ăn bao nhiêu kệ nó, miễn con vui vẻ là được” , “Ghét nhất kiểu cho con đi ăn rong, ăn uống là phải nghiêm túc. Không ăn thì bỏ”; ….là những câu nói tôi rất hay được nghe chị em nuôi con nhỏ ngày nay tung hê. Vậy nhưng theo tôi, đó chỉ toàn là những câu nói viển vông hão huyền của những bà mẹ chưa hề có con biếng ăn. Trẻ không ăn làm sao mà bỏ mặc? Trẻ không ăn bỏ đói một, hai bữa tự khắc nó sẽ ăn sao? Hoàn toàn sai lầm và thậm chí nhé, phản khoa học. Tại sao tôi dám khẳng định như vậy? Vì đây, chính con tôi là một ví dụ điển hình.

Tôi có một cậu con trai hiện đang được 21 tháng. Con biếng ăn ngay từ những ngày đầu tiên tôi sinh bé. Trong khi những bạn khác tháng đầu đã ăn 60, 90ml sữa một cữ thì con tôi vẫn cứ lẹt đẹt  10,20ml chẳng xong. Ăn vào lại trớ ộc như vòi rồng. Tôi ngày đấy, mỗi ngày là một sự căng thẳng, bình sữa cầm lên như cầm một thứ vũ khí để “tuyên chiến” với con. Tôi cho con vừa nằm vừa ăn, vừa bế vừa ăn, lừa lừa lúc ngủ đút bình để ăn. Hì hục thì mỗi tháng cũng chỉ lên được dặm lạng.

Đến ngày cho con ăn thìa bột dặm đầu tiên, tôi háo hức lắm. Những tưởng đời mình từ đây “sang trang”, bé ăn dặm sẽ ăn được thịt được váng sữa, sẽ tăng cân hơn vì sữa dường như không “ăn thua” với con. Vậy nhưng tôi chỉ vui được đúng hai, ba tuần đầu, khi con mới làm quen với đồ mới, lạ miệng. Sau đó, cơn “ác mộng” của tôi mới thực sự bắt đầu. Mỗi bữa ăn, cứ đặt vào ghế là con đòi trèo ra, đút cháo thì lắc đầu quầy quậy, đút được thì ngậm lúng búng trong miệng chứ nhất định không chịu nuốt trôi. Có những hôm con quấy, tay xua lia lịa làm đổ cả bát cháo. Gạo thịt rơi vãi lên mặt con, lên sàn nhà, lên cả quần áo mẹ. Bữa ăn nào của hai mẹ con cũng bắt đầu bằng những lời thủ thỉ, tâm tình, nịnh nọt và kết thúc bằng nước mắt của con, sự bất lực và cảm giác muốn…”chết quách” của tôi.

 Con không ăn thì bỏ vớ vẩn

Theo tôi nhiệm vụ của mẹ là phải đảm bảo con ăn uống đấy đủ (ảnh minh họa)

Chuyện con trai tôi đã kéo dài gần 2 năm nay. Tôi đưa con đi khám rồi cho uống men tiêu hóa cũng không thấy ăn thua gì. Cho uống nhiều lại sợ hại con nên chẳng dám liều. Các loại thuốc bổ nọ, bổ kia bạn bè hay người thân mách là tôi cũng mua thử, mong cải thiện tình hình lười ăn của con nhưng kết cục, vẫn y nguyên. Làm sao có thể nói với tôi là con không ăn thì cho nhịn đây khi tôi đã thử nhưng dường chẳng “xi nhê” gì với cu con “coi bỏ đói là niềm vui” của tôi. Thằng bé có thể nhịn ăn cháo thông ngày, 3 bữa liền bỏ hết không thấy than vãn gì. Những lúc con quấy, tưởng đói rồi, tôi hồ hởi bê đồ ăn ra. Vậy nhưng cu cậu chỉ nhóp nhép đúng 3 thìa rồi lại lỉnh mất. Mẹ đút thêm dứt khoát kêu gào.

Tôi đành phải ép con ăn. Ca nhạc, hát hò, quảng cáo, ăn rong….thế nào cũng cố để con ăn được bữa cơm. Tôi không ham con béo con mập. Nhưng nhìn một đứa trẻ đã 21 tháng tuổi mới có 9kg thì bậc làm mẹ nào có thể thản nhiên, ung dung được đây. Chị em dừng nói tôi nuôi con phản khoa học. Chị em biết gì về khoa học? Con còi dí mà mẹ cứ ung dung tự tại, ấy mới là phản khoa học.

Bài liên quan: 

Vì sao tôi lại nói như vậy? Bởi với những bé lười ăn khủng khiếp thì chuyện bỏ đói càng làm bé “vui vẻ” mà thôi. Tình trạng bỏ đói thường xuyên diễn ra sẽ khiến bé “quen dạ”. Tức là đến mỗi giờ ăn cố định thì dạ dày đều tiết ra sẵn dịch vị để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn nhưng khi bị bỏ đói thì sự tiết dịch của dạ dày sẽ bị đảo lộn, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Kết quả là bỏ bữa quen, giờ ăn uống bị đảo lộn thì sau này, muốn rèn bé vào nếp ăn đúng giờ cũng khó.

Mặt khác, con người chúng ta, giai đoạn 0-3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lúc này, cơ thể đang cần một lượng canxi lớn để xây dựng bộ xương. Hàm lượng canxi con có thể hấp thu được trong giai đoạn này lên đến 60%. Trong khi đó, tỉ lệ hấp thu canxi sẽ giảm chỉ còn 15-20% ở tuổi trưởng thành. Nếu ta không ép con ăn, không chú ý dinh dưỡng cho con trong giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời, trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Ăn uống không đủ chất lúc này, não bộ làm sao có thể phát triển, hệ xương làm sao có thể dài ra? Tôi không muốn con mình thấp lùn, cũng không muốn con mình kém thông minh.  

Do vậy, chị em đừng nghĩ rằng con không ăn cứ mặc kệ là xong. Cũng đừng cười vui hơn hở khi thấy con 9,10 tháng đã biết đi nhưng cân nặng thì chỉ được 6, 7kg bằng đứa trẻ 3 tháng. Đừng lấy đó làm tự hào vì ta nuôi con khéo, và chê những bà mẹ đang cho con xem quảng cáo khi ăn là sai lầm. Trẻ nhẹ cân đương nhiên hoạt động tốt, vận động nhanh. Nhưng chiều cao và não bộ sau này, theo tôi, khó đảm bảo. 

Theo tâm sự của độc giả Nguyễn Ngọc Linh (Ba Đình, Hà Nội)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm