Nội dung

Từ khi có con mẹ nghiệm ra rằng, không gì hạnh phúc bằng được ở bên cạnh và nhìn ngắm con lớn khôn, không có trải nghiệm nào quý bằng những tháng năm được làm mẹ Đồng thời những lạ lẫm, vấp váp của lần-đầu-làm-mẹ cũng nhiều không tả xiết.

Con trai khôi ngô giống ba, nghịch ngợm giống mẹ, chỉ duy nhất một điều không biết… giống ai, đó là bệnh liên miên. Từ khi con tròn tháng trở đi, mẹ loay hoay với con hết sổ mũi, ho khan, dị ứng… đến nổi ban, cảm cúm.

Mẹ quay cuồng với biết bao nhiêu là lời khuyên của bạn bè - những bà mẹ dày dạn kinh nghiệm chăm sóc con - mẹ xoay mòng mòng với hàng tá lời tư vấn. Dĩ nhiên, để áp dụng cho con thì tương đối khó.

Con cực kỳ mẫn cảm đối với môi trường bên ngoài. Do mẹ úm con trai quá chăng? Mẹ ẵm con từ nhà bà ngoại về nhà bà nội, chỉ mấy chục bước chân mà tối về con nóng đầu. Mẹ cho con nằm quạt, con bị ho. Mẹ đành để con nằm máy lạnh thì con lại trở qua cảm sốt.

 Có đầu có đuôi nuôi lâu con sẽ lớn

Có con, mẹ đã trải nghiệm rất nhiều cảm xúc lạ lẫm (Ảnh minh họa).

Bài liên quan:

Con cũng cực kỳ mẫn cảm đối với thuốc men, từ thuốc có vị đắng, vị chua, đến vị ngọt. Mỗi lần cho con uống thuốc là một cực hình của mẹ. Uống vào, trớ ra… là chuyện bình thường ở huyện.

Có lúc xót con quá, mẹ đành dừng lại, chỉ biết ôm con và cầu cho con mau khỏi. Có lúc mẹ quyết tâm ép cho con uống bằng được. Mỗi buổi sáng trước khi mẹ đi làm, hai mẹ con đánh vật với nào là thuốc tan đờm, thuốc cảm, thuốc dị ứng, và dĩ nhiên mẹ không thể bỏ qua các loại vitamin D, vitamin C để bổ sung cho con sức đề kháng.

May quá, con trai thích ôm chai Vitamin C (Ceelin) mà gặm lấy gặm để, thành ra ít nhất mẹ cũng yên tâm cho con uống C mà không cần phải thúc ép.

Dưới sáu tháng, con ốm liên miên. Khi đó mẹ tự hỏi, mẹ sinh con một cuộc vượt cạn bình thường, con bú sữa mẹ từ khi sinh, đáng lý ra con phải được trang bị một hệ thống miễn dịch tương đối tốt so với các bạn cùng trang lứa.
 
Thế mà có khi, một tháng mà mẹ ẵm con đi khám đến 4 lần, đến nỗi khi gặp mẹ con mình, bác sĩ ngán ngẩm: “Bé lại bị gì nữa đây?”. Bà ngoại an ủi: “Có đầu có đuôi, nuôi lâu cũng lớn”. Bà nội chặc lưỡi: “Thôi, thà bị dị ứng còn hơn… bị cảm”. Mẹ dở khóc dở cười.

Thật ra, dù con có được bú sữa mẹ ngay từ khi mới sinh cho đến khi con tròn 6 tháng tuổi như lời khuyến cáo của các bác sĩ, thì cũng không tránh khỏi những cơn nóng lạnh thất thường thường gặp ở trẻ nhỏ.

Thật ra, vì cơ thể con còn quá mỏng manh với môi trường sống vốn không được trong lành và hiền hòa đối với cơ thể con trẻ, nên tránh sao được những lúc ốm đau?

Đáng lý mẹ phải chuẩn bị tốt hơn cho con, từ ngụm sữa con uống, từ cái áo con mặc cho ấm cổ, từ cái chăn con đắp cho đỡ nóng, từ những nguồn vitamin (đặc biệt là vitamin C) bổ sung cho sức khỏe của con trước sự tấn công của cuộc sống bên ngoài.

Thế nên, con trai nhé, cùng mẹ cố gắng bước qua những năm tháng đầu đời của con một cách vững vàng. Con sẽ lớn khôn, trở thành một chàng trai giỏi giang, mạnh mẽ - như là mẹ vẫn từng mong.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm