Nội dung

Cảnh một mình vò võ nuôi con của những người phụ nữ hay được người đời gọi là "không chồng mà chửa" chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Vậy nhưng với một bà mẹ đơn thân bị khuyết tật, tưởng như"chăm mình chưa xong" lại còn một tay chăm lo cho đứa trẻ đỏ hỏnmọi chuyện còn khó khăn hơn gấp trăm lần. Chị Phạm Thị Bé (Vĩnh Quỳnh, Hà Nội) là một bà mẹ kỳ lạ như vậy.

Đôi chân chị quặt ngược về trước, chuyện mang bụng bầu với chị khó khăn gấp nhiều lần với những người bình thường khác. Suốt 3 tháng sau khi sinh con chị không có khả năng đi lại. Người mẹ tật nguyền ấy phải pha sữa vào phích, tằn tiện cho con ăn hàng ngày.

Nhọc nhằn đi "xin con"

Chị bi khuyết tật nhưng vẫn khát khao thiên chức được làm mẹ. Chị ngỏ lời qua lại với một người đàn ông và “xin” có 1 đứa con để phụng dưỡng tuổi già

Ngày chị nói với mọi người: Chị muốn qua lại với 1 một người đàn ông để có đứa con sau này phụng dưỡng, số ít đồng ý còn lại thì can ngăn. Bởi lẽ, một người khuyết tật như chị nuôi bản thân còn chật vật, huống chi là có thêm 1 đứa con. Chị vẫn quyết tâm bởi  ước mơ làm mẹ với một người tật nguyền như chị là không có tôi.

Chị quen anh qua lời giới thiệu. Anh quê ở Sơn Tây, làm bảo vệ cho một trung tâm khuyết tật ở Linh Đàm. Vợ chồng anh sống ly thân, các con đã lớn dựng vợ gả chồng. Anh xuống Hà Nội làm, ít về quê. Xa nhà, anh cũng cần có một người cùng anh sẻ chia, tâm sự. Hai người  gặp nhau, đến với nhau và lấp dần khoảng khuyết.

Anh hơn chị 12 tuổi. Những ngày đầu gặp anh, chị vẫn ngai ngùng gọi: Chú. Chị không quen bởi lẽ suốt 30 năm qua một người tật nguyền như chị vẫn tự ti, mặc cảm biết làm duyên, nói chuyện với đàn ông khác giới là gì? Những e ấp, vụng dại cũng bớt dần, hai người trở nên gắn bó thân thiết.

 Chuyện bà mẹ tàn tật không chồng một mình nuôi con

Hai mẹ con chị Phạm Thị Bé và bé Phạm Văn Tiến ( Ảnh NVCC)

Thế rồi chị có bầu. Ngày biết chị mang thai, anh vẫn hỏi chị: có hối hận khi giữ lại đứa con hay không. Anh sợ chị khổ vì việc nuôi con sau này với chị sẽ vất vả vô cùng. Chị đến với anh không danh phận, thêm nữa khoảng cách địa lý xa xôi, anh không thể đỡ đần chị nhiều trong tương lai sắp tới. Chị khóc nhìn anh và quyết định giữ đứa bé bởi đó là mơ ước và khát khao cả cuộc đời của chị.

Có bầu, mọi khó khăn bắt đầu xuất hiện. Với người bình thường, việc bầu bí đã khổ còn riêng chị, hai chân không có khả năng đi lại thì khó gấp bội. Chị Bé người cục mịch. Hai chân chị quặt về đằng trước, tạo thành nếp gấp vuông góc, mọi việc đi lại phải nhờ gậy. Hình ảnh chị mang bầu được người làng, người xóm ví như con chuột túi, cứ lê lết khổ sở ôm con.

Chị bảo: trời phật thương, những tháng ngày ốm nghén chị chỉ ăn cơm nguội với mắm mà con vẫn khỏe mạnh bình thường.

Pha sữa vào phích cho con ăn dần

Chị sinh con trước 1 tuần. Sức khỏe chị yếu nên các bác sĩ làm phẫu thuật mổ, bé trai Phạm Văn Tiến con chị chào đời. Sinh con xong, chị mất sữa. Những tháng ngày nhọc nhằn này với chị có lẽ  tạc vào lịch sử.

Chị loay hoay với con, vật lộn với khó khăn chất chồng. Ngày ở viện chăm con, chị chỉ có một mình với bà mẹ già gần 80 tuổi. Sữa mất, chẳng đủ tiền mua sữa bột, sữa tươi như bao gia đình đủ đầy khác, chị gom góp tiền mua sữa ông Thọ, sữa lon về pha. Chị pha loãng vào phích dùng cả ngày, chia nhỏ từng bữa cho con và  dành cho cả phần mình

20 ngày sau sinh, con chị không bú mẹ. Chị mất sữa hoàn toàn, con đói khóc ngặt. Bà cháu, mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc tủi thân, tuyệt vọng. Chị nhìn thằng bé nằm khóc tím người mà thương con, thương cả cho bản thân mình. Chị hiểu rằng: việc có thêm 1 đứa con và lo lắng trọn vẹn cho nó đâu phải việc dễ dàng như chị vẫn tưởng tượng?  

Người trong viện thấy thương cho tình cảnh của chị, mách chị kiếm rễ cây chó đẻ, rễ mít sắc uống để sữa về. Thằng bé uống sữa bò giản đơn như thế sao sống nổi. Bà lão 80 tuổi, mẹ chị  lại lọ mọ đi mò mẫm rễ cây về làm thuốc cho con uống. Những đêm dài nằm viện co ro ôm con, vất vả đắng cay nhưng chưa bao giờ chị cho phép mình buông xuôi hay đầu hàng số phận.

 Chuyện bà mẹ tàn tật không chồng một mình nuôi con

Chị Bé vẫn làm những công việc hàng ngày, vẫn chăm con với đôi chân khuyết tật

Bài liên quan: 

3 tháng 3 ngày, chị trở về Trung tâm dạy nghề từ thiện dành cho người khuyết tật ở Thanh Trì, nơi trước đây chị từng sống và bắt đầu kiếm tiền nuôi con, trông cậy sự giúp đỡ ở đó. Bà Đoàn Thị Hoa – Giám đốc Trung tâm vẫn nhớ đến hình ảnh đẹp và đáng khâm phục nhất khi nhắc về mẹ Hoa “chuột túi” của 5 năm về trước: 1 tay chống nạng, 1  tay cắp con rồi quấy bột. Bàn bếp ga cao, chân chị không đứng nổi cứ chới với nấu bột, làm mọi thứ cho con. Mọi sinh hoạt của con chị cố gắng làm tất, chu toàn. Hàng ngày, chị vẫn đặt con lên 2 khuỷu chân tật nguyền của mình để gội đầu, tắm rửa.

5 năm qua, người phụ nữ tật nguyền đầy nghị lực ấy vẫn chăm con theo cách riêng của mình: chu toàn, đặc biệt. Đứa trẻ được nuôi dưỡng từ nguồn sữa dự trữ trong phích ngày nào, giờ đã lớn biết đến trường và biết nói lời yêu thương với mẹ.

Hạnh phúc ngọt ngào nảy sinh từ những cố gắng, nỗ lực. Giờ con chị, bé Phạm Văn Tiến đã lên 5. Hàng ngày chị vẫn lăn xe đón con ở lớp mẫu giáo. Cuộc sống với chị, những ngày tháng này  mới thực sự bắt đầu.!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm