Nội dung

Những sự thật sau đây về bé sơ sinh có thể khiến mẹ khá “sốc”:

Trẻ sơ sinh khóc nhưng không ra nước mắt

Trẻ sơ sinh không chảy nước mắt khi các bé khóc vì tuyến lệ của chúng chưa vận hành ít nhất là 1 tháng sau sinh. Với một số em bé, cần phải đến tháng thứ 3, các bé mới bắt đầu có nước mắt khi khóc.

Một điều thú vị nữa là các bé sơ sinh vẫn có thể tiết ra nước mắt, nhưng không phải khi bé khóc mà khi có phản xạ với môi trường xung quanh, ví dụ như thái hành cũng làm trẻ tiết nước mắt tương tự như người lớn.

Trẻ sơ sinh không thể nhìn xa và nhìn rõ

 choáng với những bí mật ít biết về trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh chỉ nhìn thấy các hình khối và ánh sáng. Đó là lí do vì sao đồ chơi của trẻ cần có màu sắc tương phản rõ ràng. (Ảnh minh họa)

Trẻ mới sinh không thể nhìn được các vật ở vị trí xa hay nhìn thấy các vật một cách rõ ràng. Chúng chỉ nhìn thấy các hình khối và ánh sáng. Đó là lí do vì sao đồ chơi của trẻ cần có màu sắc tương phản rõ ràng (người ta khuyến khích cho các bé mới sinh nên chơi đồ có ba màu sắc cơ bản là trắng, đỏ, đen) và trẻ thường nhìn về hướng cửa sổ và những khu vực có nguồn ánh sáng.

Trẻ có thể thở và nhai cùng một lúc

Bạn đã bao giờ thử thở và nhai cùng một lúc chưa? Cứ thử đi và chắc chắn bạn sẽ nhận ra điều này là không thể. Tuy nhiên, một em bé 6 tháng tuổi có thể thở và nhai cùng một lúc.

Con người là động vật có vú duy nhất không thể nhai và thở vào cùng một thời điểm. Các loài động vật có vú cũng như không có vú khác đều có thể thở được khi chúng đang ăn. Thực tế, các em bé sơ sinh có thể làm vậy nhưng khả năng này sẽ biến mất khi trẻ được 9 tháng tuổi và đây là giai đoạn thanh quản của trẻ bắt đầu phát triển.

Trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện đầu gối

Khi các em bé được sinh ra, đầu gối của chúng chưa được hình thành hoàn toàn mà khu vực đó mới chỉ là sụn. Sụn sẽ biến đổi thành xương khi các bé từ 2-6 tuổi.

Trẻ sơ sinh không thể duỗi ngón tay

 choáng với những bí mật ít biết về trẻ sơ sinh

Những em bé khỏe mạnh thường sẽ nắm bàn tay rất chặt. (Ảnh minh họa)

Đó là lí do vì sao trẻ thường nắm bàn tay lại. Khả năng kiểm soát não bộ của trẻ còn khá đơn giản, vì thế mà chúng không thể duỗi rộng bàn tay ra. Những em bé khỏe mạnh thường sẽ nắm bàn tay rất chặt.

Trẻ sơ sinh thường khum ngón chân lại

Những ngón chân của bé sơ sinh thường khum khum lại nhưng mẹ có thể dùng hai ngón tay vuốt dọc bàn chân bé, các ngón chân của bé sẽ duỗi thẳng ra ngay lập tức. Đây được gọi là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân là do trẻ có xu hướng nằm giống với tư thế khi ở trong bụng mẹ. Khi còn là bào thai, tay và chân của trẻ phải để theo tư thế cong cong để vừa với bụng mẹ. Mẹ cần chú ý, nếu tay trẻ sơ sinh không cong lại và hai chân không uốn, có thể trẻ có vấn đề về não bộ.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm