Nội dung

Đồ ăn nhanh đang làm trẻ Việt béo phì

Thức ăn nhanh (fast food) có nguồn gốc ở các nước phát triển, được xem là một đặc trưng của lối sống công nghiệp hiện đại bận rộn. Các loại thức ăn nhanh phổ biến trên thị trường hiện nay như gà rán, gà nướng, cá nướng, hamburger, khoai tây chiên, bánh pizza, kem, nước giải khát, bánh mì kẹp (sandwich)… đặc biệt thu hút giới trẻ.


Cha mẹ đang dạy trẻ ghét ăn rau thích đồ ăn nhanh
 Ảnh minh họa

Hiện nay, tỷ lệ trẻ béo phì ở các thành phố lớn đang tăng nhanh. Chẳng hạn ở TP HCM, có 6% trẻ dưới 5 tuổi và 23% trẻ cấp 1 có cân nặng vượt mức cho phép. Ở Việt Nam đã xuất hiện trường hợp siêu béo phì, mới 11 tuổi đã nặng 79 kg. Tỷ lệ béo phì ở học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở TP.HCM (2013).

Cha mẹ “vô tư” tập cho trẻ coi đồ ăn nhanh là phần thưởng

Vitabiotics WellKid Baby Drops, hãng sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ tại London (Anh) thực hiện một cuộc nghiên cứu về thói quen ăn uống của trẻ.

Nhóm nghiên cứu tiếp xúc với 2.002 bà mẹ của trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi.

Họ phát hiện 26% các bà mẹ cho con mình nếm socola trước khi được 9 tháng tuổi và hơn một nửa các bà mẹ cho trẻ nếm món ngọt này khi chúng được 12 tháng tuổi. 61% các bà mẹ cho trẻ ở tuổi vừa biết đi ăn kẹo mỗi ngày.

Cứ 3 người thì có 1 người thừa nhận dùng bánh kẹo để “dụ” trẻ kén ăn. 58% các bà mẹ tin rằng con mình đã bắt đầu thèm thức ăn ngọt khi chúng lên 3 tuổi.

Ở Việt Nam, điều này cũng không ngoại lệ, nhiều bậc phụ huynh thưởng cho trẻ bánh kẹo, fast food khi trẻ ngoan hay đạt thành tích cao trong học tập. Nhiều cha mẹ dùng đồ ăn nhanh, nước ngọt, kẹo bánh “dụ” trẻ khi trẻ biếng ăn cơm. Lâu dài, trẻ hình thành thói quen “thèm” đồ ăn nhanh, lấy đồ ăn nhanh làm “điều kiện” khi cha mẹ bắt làm một việc gì đó.
Cha mẹ đang dạy trẻ ghét ăn rau thích đồ ăn nhanh

Quảng cáo đồ ăn nhanh “dụ dỗ” trẻ

Bên cạnh đó, xu hướng chuộng đồ ăn nhanh xảy ra ở trẻ do ảnh hưởng một phần từ quảng cáo. Bà Phạm Thanh Tuyên, bác sĩ chuyên khoa nội - nhi từng làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trẻ từ 4 tuổi trở lên rất dễ hưởng ứng các quảng cáo và nằn nì để được bố mẹ mua cho. Điều nguy hiểm là phần lớn các sản phẩm được lăng xê thuộc loại thức ăn chế biến công nghiệp, rất nhiều đường, mỡ và muối (yếu tố dẫn đến béo phì và các bệnh tim mạch) nhưng lại rất nghèo vi chất.

"Trẻ em đang bị bao vây bởi các quảng cáo và tiếp thị thực phẩm" - ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, nói. Không chỉ TV mà các báo, tạp chí, tờ rơi... cũng có nhiều thông tin giới thiệu thực phẩm hướng đến trẻ em. Tại nhiều siêu thị, trường mẫu giáo hay tiểu học, các hãng sữa, nước ngọt, đồ ăn nhanh, bánh kẹo... còn mang sản phẩm đến tận nơi mời ăn thử miễn phí và bán hàng có quà tặng.

Hướng dẫn trẻ ăn đồ ăn nhanh một cách thông minh để không bị béo phì

a. Các thực phẩm này đều có đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh nếu ta biết cách lựa chọn và phối hợp chúng. Ví dụ nên tập cho trẻ ăn 1 phần hamburger và salat hơn là chỉ ăn gà rán và khoai tây chiên.

c. Cân bằng bữa ăn này với các bữa khác trong ngày cho trẻ để không bị mất cân đối dinh dưỡng. Nếu sáng hay trưa đã cho trẻ ăn đồ ăn nhanh thì tốt nhất chiều tối nên bớt thịt trong khẩu phần ăn, tăng rau xanh và tôm, cá.

d. Chọn ăn bổ sung các món có nhiều canxi, vitamin C, vitamin A là những thứ thường có rất ít trong đồ ăn nhanh. Một phần salat, một ly sữa tươi ít béo là cần thiết để có những chất dinh dưỡng này.

e. Tập cho trẻ thói quen ăn rau ngay từ nhỏ. Chế biến rau trộn, canh củ quả nhiều màu sắc, hương vị cũng là một cách thu hút trẻ.
f. Thay vì dùng đồ ăn nhanh là phần thưởng nên thay bằng một món đồ chơi hay một chuyến đi chơi mà trẻ thích thú. Cũng như vậy, nếu ta coi sữa, trái cây, món ăn xanh là phần thưởng ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thì trẻ cũng yêu thích nó như thường.

g. Khi trẻ phạm lỗi, đừng trừng phạt bằng cách nói: Con sẽ không được đi ăn pizza, hay KFC mà thay vào đó nên thay thế bằng: Con sẽ không được đi chơi… Tránh tập cho trẻ hiểu không được ăn đồ ăn nhanh là một sự trừng phạt.

Hải Huyền (TH)

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, đồ ăn nhanh như bánh hamburger hay bánh pizza đều rất giàu năng lượng. Thông thường, một phần gà rán có trên 400 - 450 kcalo, một phần hamburger cũng 450-460 kcalo, một chiếc bánh pizza có thể cung cấp đến 1.500 kcalo. Vì vậy, nếu một đứa trẻ ăn một chiếc pizza tức là đã đưa vào cơ thể gần đủ năng lượng cần thiết trong một ngày.
Cũng theo TS Nguyễn Thị Lâm, hàm lượng acid béo xấu trong đồ ăn nhanh rất cao. Chẳng hạn: Trong 1 lạng khoai tây chiên có chứa 8g acid béo xấu; 100g bánh ngọt phủ kem, đường có chứa 5g acid béo xấu hay như một 100g kẹo thanh cũng chứa đến 3g acid béo xấu…Trong khi đó, nếu một người bình thường ăn trung bình khoảng 3,6g acid béo xấu/ ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim tới ba lần so với mức 2,5g acid béo xấu/ngày. Với trẻ em, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều nếu trẻ ăn đều đặn quá 2 lần đồ ăn nhanh/tuần. Tốt nhất, trẻ chỉ nên ăn đồ nhanh 1 lần/tuần. Với trẻ đã béo phì thì cần nói không với đồ ăn nhanh.


Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm