Nội dung
Không phải là món ăn phổ biến ở Sài Gòn, nhưng món bún với vị cay đặc trưng sẽ làm thực khách nhớ mãi khi đã thưởng thức.

Ở Sài Gòn, bạn có thể kể ra không dưới 30 loại bún với các phong cách và hương vị khác nhau. Nổi tiếng như bún bò Huế, bún mắm..., tinh tế thì có bún thang, bún cá rô đồng..., dân dã, bình dị như bún riêu, bún nước lèo... Từ sáng đến chiều tối, ở bất kỳ con phố nào, bạn đều có thể thưởng thức món bún.

Bún cay món lạ đất sài gòn
Nước dùng hơi đục và có vị cay làm nên nét riêng biệt cho món bún bình dị này.​

Khác hoàn toàn với các loại bún trên, bún cay xuất hiện ở Sài Gòn khoảng 2 năm trở lại đây. Không ồn ào, món bún âm thầm chinh phục vị giác của người Sài Gòn bằng chính hương vị độc đáo nhưng không kém phần thơm ngon của nó.

Thoạt nhìn qua bát bún, nhiều người sẽ cảm thấy thất vọng khi thành phần không có gì đặc biệt, như tôm tươi, thịt bò, chả, cùng nước dùng... Tuy vậy, chỉ khi húp thử một thìa nước dùng, thực khách sẽ bị chinh phục bởi cái vị đậm đà và cay xé lưỡi của món ăn này.

Bún cay món lạ đất sài gòn
Bún cay được chế biến khá đơn giản với nhiều ớt và hành lá.​

Món ăn này có cách chế biến rất đơn giản, thịt bò được thái lát mỏng hoặc bằm nhỏ, tôm giã hơi dập. Khi có khách ăn, chủ quán sẽ cho hai thành phần đó vào bát, thêm một ít nước mắm, đường, một thìa muối ớt cùng hành lá thái nhỏ. Nước dùng nấu sôi được chan vào bát, đánh đều để các thành phần chín tái. Cuối cùng là cho bún đã chần qua nước sôi vào, thêm đôi ba lát chả là đã có một bát bún hoàn hảo, nóng hổi mang ra cho thực khách.
Bún cay món lạ đất sài gòn
Bạn có thể gọi thêm trứng gà luộc hồng đào khi ăn món này​

Cái làm nên sự khác biệt cho món bún bình dị này chính là vị cay của nước dùng. Vị cay còn giúp làm mất đi vị tanh do các nguyên liệu ăn kèm chỉ được làm chín tái. Một điểm đặc biệt nữa là hương vị đậm đà, cay nồng nên dù không ăn kèm với rau sống thì món ăn cũng không làm thực khách cảm thấy ngấy. Điểm trừ của món ăn này chính là quá cay, nhiều muối, nên sẽ không thích hợp với những người không ăn được cay hoặc người bị huyết áp.

Trong thời tiết mưa gió của Sài Gòn như hiện nay, bún cay là món ăn giữa bữa ngon miệng mà bạn có thể thưởng thức cùng bạn bè.

Theo Vnexpress​

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

8 món hủ tiếu hấp dẫn của Sài Gòn

Hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu cá, hủ tiếu sườn, hủ tiếu hồ... là những biến tấu khác nhau của hủ tiếu mê hoặc thực khách. Hủ tiếu cá ​ Hủ tiếu cá hấp dẫn thực khách với những cọng bánh...

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm