Nội dung

Ngày 10/3 vừa qua, các bác sỹ ở Bệnh viện Nhi thành phố Tân Châu (Sơn Đông, Trung Quốc) vừa cấp cứu thành công một ca trẻ dưới 2 tháng tuổi bị hóc xúc xích nghiệm trọng.

Suýt mất con vì để bé vừa ăn xúc xích vừa cười

Bà Lee, mẹ của nạn nhân cho biết vào thời điểm xảy ra sự cố, con trai bé của bà, bé Chen Chen 18 tháng tuổi đang cầm xúc xích ăn vừa đùa nghịch với anh trai. Cậu bé ăn tham và ăn quá nhanh rồi bỗng nhiên bị hóc.

“Chưa đầy 2 phút, khuôn mặt thằng bé tôi bỗng đột nhiên tím ngắt, đôi môi chuyển dẫn sang màu đen.”. Nhiều người đã xúm lại và cố cạy miệng Chen Chen. May mắn vì có mẹ, bà Lee hiện đang là nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi nên đúng lúc đấy các bác sĩ đã tiến hành cứu hộ khẩn cấp. Chen Chen đã qua được cơn nguy kịch vì hóc xúc xích.

 Bé 18 tháng suýt chết vì hóc xúc xích

Cậu bé 18 tháng và mẹ tại bệnh viện. 

Trao đổi với phóng viên, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi thành phố Tân Châu cho biết: Các trường hợp trẻ bị hóc dị vật không phải là hiếm. Tuy nhiên nhiều bố mẹ không biết cấp cứu dẫn đến nguy hiểm. Khi trẻ bị hóc, việc cố cạy miệng con để lấy vật lạ ra là không nên vì có thể khiến đứa trẻ bị hoảng sợ, vật lạ chui vào sâu hơn dẫn đến tử vong vì thiểu oxy não.

Để tỏ lòng biết ơn đội ngũ bác sĩ, mẹ Chen Chen đã làm một biểu ngữ lụa để tỏ lòng biết ơn.

Mặc dù vậy, không phải đứa trẻ nào cũng được may mắn như Chen Chen. Sự việc đang là một hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ ở Trung Quốc nói riêng và mọi người nói chung lưu tâm hơn về chuyện ăn uống của trẻ nhỏ.

Những kỹ năng “vàng” ứng xử khi trẻ bị hóc

 Bé 18 tháng suýt chết vì hóc xúc xích

Xúc xích cũng có thể gây hóc nếu cha mẹ không cẩn thận. (ảnh minh họa) 

Các bác sỹ cho biết, trẻ em dưới 3 tuổi không nên ăn đậu phộng, đậu và các loại thực phẩm có nhân hạt khác như vải, nhãn hay mít, táo… Khi ăn không được chạy nhảy, đùa nghịch. Cha mẹ không được la mắng, trêu chọc trong bữa ăn của trẻ.

Bài liên quan: 

Trong mọi trường hợp, lời khuyên tốt nhất đó là các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần thiết phải để mắt tới trẻ trong lúc, mọi nơi. Bậc phụ huynh nên thiết kế cho bé một môi trường sống an toàn để chạy nhảy, chơi đùa. Tránh tuyệt đối những vật nhỏ, nguy hiểm trong tầm với của trẻ. 

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật (thực phẩm cứng, đồ vật nhỏ…), cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh những thao tác như sau: Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài. 

Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức. 

Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng. 

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể làm cách khác. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm