Nội dung
Bánh mì Sài Gòn ngày nay vô cùng phong phú, ngoài thành phần truyền thống là chả, bì, thịt heo quay, còn có thêm nhiều lựa chọn khác như trứng, thịt nướng.

Sài Gòn là thành phố sầm uất, năng động nhất cả nước, vì thế người dân có xu hướng chuộng những món ngon, đủ chất dinh dưỡng, tiết kiệm thời gian. Bánh mì là món ăn đáp ứng tất cả những tiêu chí ấy.

Bánh mì sài gòn theo năm tháng

Bánh mì, món ăn bình dân không thể thiếu của người Sài Gòn bận rộn. Mỗi ổ bánh thế này có giá từ 10 đến 20 nghìn đồng. Ảnh: Flirkr.

Thưởng thức ổ bánh mì nhỏ gọn giòn rụm với vị béo ngậy của thịt quay, vị tươi mát của các loại rau đi kèm, nước sốt đậm đà, thế là đủ cho một bữa sáng vừa nhanh, vừa đầy đủ dinh dưỡng và quan trọng hợp túi tiền của người bình dân.

Bánh mì ở Sài thành nói riêng, bánh mì của Việt Nam nói chung đều có nguồn gốc từ bánh mì baguette do người Pháp mang đến những năm đầu thế kỷ 19. Đến nay, bánh mì Sài Gòn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới, được Richard Johnson (Anh), tác giả của cuốn sách “Lonely Planet’s The World’s Best Street Food” đã bình chọn đây là một trong 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.

Bánh mì Sài Gòn không lớn lắm, một ổ chỉ vừa đủ cho một người ăn, song vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho buổi sáng. Vỏ bánh giòn ruộm màu vàng nâu óng, thêm vị bùi, béo của patê, bơ, thịt và chả nhưng không gây ngán bởi có vị chua ngọt của dưa ngâm, vị thanh mát và mùi thơm của hành ngò, cay cay của vài khoanh ớt đỏ. Ổ bánh còn thể hiện nét đặc trưng riêng với các loại nước sốt, đơn giản như nước tương, tương ớt hay những loại nước sốt đặc biệt gia truyền tạo nên dấu ấn của từng thương hiệu.

Một số nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực cho rằng, bánh mì Sài Gòn là sự giao lưu văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia tạo nên sự biến tấu đa đạng cho món ăn này. Như nét phương Tây trong bánh mì patê, ốpla; bánh mì xá xíu, heo quay là sự ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa; Các loại gia vị, dưa ngâm ở Đông Nam Á…

Bánh mì Sài Gòn ngày nay vô cùng phong phú, ngoài thành phần truyền thống chủ yếu là chả, bì, thịt heo quay còn có thêm nhiều lựa chọn khác như trứng, thịt nướng, bò né, chả cá, xíu mại, xúc xích… Chính nhờ sự đa dạng đó mà người Sài Gòn lại có thêm nhiều sự lựa chọn và phù hợp với khẩu vị của từng cá nhân.

Gọi bánh mì Sài Gòn là món ăn đường phố cũng có cái lý riêng của nó. Bánh mì Sài Gòn ít khi xuất hiện ở những nhà hàng, khách sạn sang trọng mà dễ dàng tìm thấy trên khắp các nẻo đường Sài Gòn, trong những cửa tiệm nhỏ hay đơn giản trên những chiếc xe đẩy theo chân người bán rong len lỏi vào từng ngóc ngách phố thị.

Một buổi sáng giữa thành phố tấp nập và vội vã được thưởng thức trên tay ổ bánh mì thơm giòn cùng với ly cà phê đậm đà là đã đủ năng lượng để sẵn sàng cho một ngày làm việc tất bật của người dân TP HCM.

Ngọc Trâm


vnexpress.net

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm