Nội dung

bàn phím cơ có tên tiếng Anh là Mechanical Keyboard. Thuật ngữ này dùng để chỉ những bàn phím được gia công đặc biệt, mỗi phím có một hệ thống cơ học riêng nhằm tăng tính chính xác và tốc độ thao tác của người sử dụng. Nổi tiếng trong dòng sản phẩm này là các nhãn hiệu: Steelseries, Ducky, Razer, Filco Majestouch, Cherry…

Bàn phím cơ - báu vật của game thủ

Mỗi phím trong bàn phím cơ có một hệ thống cơ học riêng, tăng tính chính xác và tốc độ thao tác của người sử dụng.

Trong buổi offline của hội những người chơi bàn phím cơ hồi giữa tháng 4 của diễn đàn Voz, Nguyễn Việt Quang (nick trên diễn đàn là Voz là Meomeo986) đã mang tới chiếc KBC Poker mà anh gói gém cẩn thận trong túi đựng bằng vải. Người xem lập tức ấn tượng ngay với vẻ ngoài của KBC Poker.

Không giống với những bàn phím thông thường, đồ của Quang chỉ có một màu đen, ngay cả chữ cái và con số trên bàn phím cũng vậy, có chăng là nút ESC màu đỏ và tổ hợp phím WASD màu vàng tạo thêm điểm nhấn. Khi dùng thử, bàn phím cho cảm giác rất nhẹ và êm tay.

Anh Quang giải thích, bản concept của chiếc KBC Poker này ban đầu ra mắt chỉ có một màu đen duy nhất, ngay cả với chữ cái và con số. Vì thế, khi về anh đã đổi tất cả keycaps (vỏ phím) của nhà sản xuất bằng “bộ áo” này để nó giống với concept ban đầu.

Bàn phím cơ - báu vật của game thủ

Anh Nguyễn Việt Quang sở hữu một chiếc KBC Poker được "độ" lại hết phím toàn màu đen. Ảnh: Thanh Tùng.

Hầu hết những người sử dụng bàn phím cơ đều lý giải sự lựa chọn của mình là do “cảm giác gõ phím”. Anh Quang chia sẻ, “mỗi hãng đều có một công nghệ sản xuất switch (công tắc đóng mở mạch điện) khác nhau, mỗi loại tạo cho người dùng cảm giác sử dụng riêng. Có thể kể đến một số công nghệ như Cherry MX Blue Switch, Brown Switch, Red Switch hay Black Alps, White Alps… Có những bàn phím chỉ cần “lướt tay” là tín hiệu được nhận, cũng có những loại khi ấn lại phải có một tiếng “cạch” nhỏ… Nhìn chung, bàn phím cơ rất đa dạng về cả hình dáng và tính năng.

Đối với bàn phím thông thường, các nhà sản xuất đều đặt chung một tấm cao su dưới các lớp phím. Hành trình của một thao tác phím bao gồm: người sử dụng ấn phím, lớp màng cao su lún xuống theo lực tay chạm vào bộ phận tiếp xúc, bộ phận tiếp xúc tiếp tục chạm vào bảng mạch và một thao tác gõ phím kết thúc. Những bàn phím như trên thường dễ gia công và giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, với game thủ và những người hay phải sử dụng bàn phím, thì loại thông thường không phải là sự lựa chọn tối ưu bởi chúng xuống cấp quá nhanh trong quá trình sử dụng, cả về ngoại hình lẫn chất lượng. Thêm vào đó, muốn hoàn thành một thao tác gõ chính xác đều phải đi hết một hành trình phím, trong khi các gamer lại chỉ muốn “lướt” thật nhanh và hoàn thành các tổ hợp phím một cách chính xác nhất.

Một thành viên khác của diễn đàn Voz – Tuấn Anh (nick là Botay46) cho biết, bàn phím cơ giúp anh thao tác nhanh và chính xác hơn khi sử dụng các tổ hợp phím trong game CF - Đột kích. Tuấn Anh chia sẻ, “mình bị ấn tượng bởi bàn phím cơ ngay lần sử dụng đầu tiên mặc dù trước đó mình luôn tự hào về keyboard của chiếc Alienware M17x đang sử dụng. Mỗi khi 'xung trận' bằng bàn phím Ducky 1008 này, mình hoàn toàn tự tin 'tiêu diệt' mọi đối thủ”.

Bàn phím cơ - báu vật của game thủ

Tuấn Anh "trình diễn" với Ducky 1008.

Ưu điểm của bàn phím cơ là cảm giác chắc chắn, thoải mái và êm tay khi thao tác. Đối với các gamer, khả năng thao tác nhanh và chính xác là điểm quan trọng và bàn phím cơ đã giúp họ làm được – chỉ cần lướt nhẹ ngón tay qua là tín hiệu được truyền đi, không phải thao tác hết một hành trình phím.

Chất lượng của mechanical keyboard tốt hơn nhiều so với bàn phím Membrane (sử dụng mạch in là các tấm plastic), do bản mạch in làm bằng silicon chứ không phải in trên nhựa rẻ tiền.

Bàn phím với chức năng nhận tín hiệu đồng thời nhiều phím (N-key rollover hay #KRO hay nkro ) còn giúp người sử dụng có thể ấn bao nhiêu phìm tùy ý (tùy thuộc vào số lượng phím tối đa mà nó hỗ trợ). Anh Việt Quang cho rằng người dùng nên kiểm tra thật kỹ lưỡng thông tin bàn phím cơ trước khi quyết định mua bởi không phải mẫu sản phẩm nào cũng hỗ trợ.

Hiện tại, để sở hữu một chiếc mechanical keyboard, người sử dụng phải chi trả từ 2 đến 3 triệu đồng. Đây là mức giá không hề rẻ, đặc biệt là đối với sinh viên hoặc những người thu nhập thấp nhưng yêu thích game hoặc công nghệ.

Những mẫu Mechanical Keyboard hàng chính hãng trên thị trường Việt Nam không nhiều. Người dùng chỉ có thể tiếp cận với một số thương hiệu như Steelseries (6GV2 hoặc 7G) hoặc Razer (Black Widow Expert hoặc Black Widow Ultimate). Người dùng hầu hết đều phải mua bàn phím cơ qua “con đường xách tay”.

Do công nghệ chế tạo hệ thống cơ học, hay "switch" của mỗi hãng khác nhau nên một số bàn phím bị đánh giá là gây ồn khi hoạt động, điển hình là Ducky 1008. Tuy nhiên, một số game thủ lại cho rằng tiếng kêu của bàn phím cơ nghe rất “vui tai”.

>> Một số thuật ngữ liên quan đến bàn phím cơ

Xuân Ngọc

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 laptop được đánh giá cao của Asus

Có thể nói thương hiệu Asus ngày càng được biết đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Bắt đầu từ năm 2011 với dòng Zenbook cao cấp, công ty Đài Loan cho thấy họ đủ khả năng thiết kế những sản...

Xem thêm  

5 Laptop đỉnh của Toshiba

Toshiba từng tạo được những ấn tượng mạnh mẽ trên thị trường PC từ những năm 1986 với chiếc PC có thể nói là hiện đại đầu tiên trên thế giới: J-3100. Máy có ổ đĩa mềm 3,5 inch, màn hình CRT...

Xem thêm