Nội dung

Căn nhà 4 tầng tại Bình Dương đang hoàn thiện bất ngờ sập nát tầng một, khối 3 tầng còn lại sụp nguyên xuống mặt đất và đè lên căn nhà bên cạnh đã đặt ra nhiều câu hỏi và lo ngại về kỹ thuật an toàn trong quá trình xây dựng nhà. Cơ quan chức năng xác định, công trình đã có những thay đổi so với thiết kế được phê duyệt ban đầu.

Theo kỹ sư xây dựng Nguyễn Bảo Toàn, địa chất công trình là yếu tố chủ nhà cần quan tâm nhiều nhất. Đây chính là nền móng đảm bảo sự an toàn của hệ thống công trình. Do tiết kiệm chi phí nên chủ nhà thường ít khi thực hiện khoan khảo sát địa chất. Vì vậy, trong quá trình thiết kế và thi công cần phải tiến hành xem xét và kiểm tra kỹ nền đất. Nếu công trình làm móng nông (móng bè, móng băng, móng đơn) thì tốt nhất phải thực hiện kiểm tra bằng bàn nén hiện trường.

Đồng quan điểm, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền chia sẻ, về mặt nguyên tắc trước khi muốn xây mới trên nền đất nào thì phải khoan thăm dò khảo sát địa chất khu đó. Cần khoan tối thiểu ở 3 vị trí đặc trưng nhất, khái quát được hết khả năng chịu tải của công trình. Những trường hợp đặc biệt cần khoan nhiều hơn để có được kết quả các tầng địa chất trong toàn khu chuẩn xác hơn, nhất là những công trình quy mô lớn, dàn trải.

Do giá thành của việc khảo sát địa chất khá cao nên người dân khi làm nhà thường dựa vào kinh nghiệm của những nhà lân cận, tính chất đặc trưng của khu đất từng khu vực để đưa ra hướng xử lý nền móng phù hợp. Nếu là người đầu tiên làm nhà ở một khu đất mới thì mọi người thường đào hố móng sâu thử nghiệm để quan sát tính chất đất như thế nào.

Bài học xây dựng an toàn từ vụ sập nhà 4 tầng đang hoàn thiện

Những yếu tố có tính chất quyết định đến sự an toàn của một công trình nhà là địa chất, hồ sơ thiết kế, nhà thầu thi công, vật liệu xây dựng… Ảnh: T.T.

Bước tiếp theo là cần tham quan vị trí địa lý và những yếu tố ảnh hưởng xung quanh, sau đó tính toán tổng tải công trình trên cơ sở bản vẽ kiến trúc đã đuợc thống nhất. Khi tính toán kết cấu, các kỹ sư thường phải nhân với các hệ số an toàn, với tất cả những tải trọng dự kiến sau này sẽ xuất hiện trong công trình để đưa ra bản vẽ thiết kế kết cấu đúng. Nếu công trình đứng đơn phương một mình ngoài trời cần tính đến tải trọng gió. Sự kết hợp giữa người thiết kế kiến trúc và kỹ sư xây dựng rất cần thiết trong giai đoạn này. Một điều thường thấy là các công trình nhà ở bây giờ hệ thống chịu lực chủ yếu là bằng bê tông cốt thép chứ ít chịu lực bằng tường, ngoại trừ một số nhà một tầng.

Trong suốt quá trình thi công, không ít chủ nhà tự ý thay đổi bản vẽ kiến trúc hoặc thay đổi vật liệu hoàn thiện theo ý mình mà quên hay không chú ý đến việc phải thay đổi liên quan đến bản vẽ kết cấu. Điều này rất nguy hiểm vì sự thay đổi đó có thể bản vẽ kết cấu cũ không còn đáp ứng nữa.

“Nếu tính toán quá thừa thì giá thành công trình sẽ nâng cao gây lãng phí nhưng nếu tính toán không đúng, không đủ thì sẽ rất nguy hại, dẫn đến nguy cơ dễ nứt, lún hay sụp đổ”, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền nhấn mạnh. Một số chủ đầu tư tự ý thêm thép vào nhiều hơn bản thiết kế đã được tính toán chi tiết cho yên tâm là sự lãng phí không cần thiết.

Kỹ sư Nguyễn Bảo Toàn khuyên, việc xây dựng nhà phải có hồ sơ thiết kế kết cấu, do công ty tư vấn đủ năng lực thực hiện. Bên cạnh đó, cần chọn nhà thầu có uy tín, có năng lực, có đầy đủ máy móc thiết bị thi công. Trong quá trình thi công cần tổ chức giám sát, nghiệm thu từng giai đoạn kiểm tra xem nhà thầu có thực hiện theo đúng bản vẽ đã được thiết kế hay không. Chẳng hạn việc đặt thép nếu đầy đủ, không bị bớt xén nhưng chỉ cần đặt sai vị trí, không đảm bảo khả năng chịu lực thì sẽ nguy hại cho cả công trình lớn. Ngay cả việc trộn bê tông nếu không đúng tỷ lệ, quá nhão hoặc quá khô thì cũng sẽ không đảm bảo chất lượng.

"Muốn đánh giá năng lực nhà thầu thì đừng quá tin vào cuốn hồ sơ năng lực bóng bẩy mà hãy đề nghị tham quan một công trình do nhà thầu đó đã thực hiện", kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền chia sẻ.

Thực tế hiện nay đội ngũ thợ xây dựng thường chủ yếu là lực lượng lao động phổ thông, tự phát mà không được đào tạo chuyên môn. Do vậy, đôi khi một số kỹ thuật họ thi công không đúng. Chẳng hạn việc đổ bê tông cột, một số người thợ làm theo phương pháp áp ván thật cao rồi đổ bê tông từ trên xuống, sau đó cầm cốt thép lắc qua lại cho bê tông chảy xuống. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng phân tầng bê tông. Những hạt lớn lắng xuống dưới, hạt nhẹ, thậm chí bọt bèo nổi lên trên, khiến cột bê tông không đồng chất, chỗ thì nhiều đá, xi măng, cát vững chắc, chỗ thì không có khả năng chịu lực rất nguy hiểm. Trong khi đó, phương pháp cần thực hiện là đổ từng đoạn một, sử dụng máy đầm dùi để lèn đúng kỹ thuật.  

Một điều cần lưu ý là thị trường vật liệu xây dựng như thép, xi măng... hiện nay rất hỗn loạn, có nhiều loại giả hoặc chất lượng kém. Nếu người xây nhà không rành hoặc nhà thầu không có lương tâm, sử dụng hàng kém chất liệu thì sẽ không thể phát huy được khả năng chịu lực.

Với việc nâng cấp cải tạo nâng thêm tầng nhà trên nền công trình cũ, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền phân tích, nâng cấp thêm tầng tức là tăng thêm tải trọng cần bảo đảm nguyên tắc kết cấu hiện hữu có thể chịu được tổng tải cả cũ lẫn mới. Để làm được điều này bắt buộc phải có hồ sơ thiết kế cũ, biên bản nghiệm thu lúc thi công ban đầu. Cần phải xác định việc thi công đó có đúng với hồ sơ thiết kế đang có không để loại trừ nhiều trường hợp nhiều hồ sơ thiết kế rất chỉn chu nhưng thi công lại không đúng.  

Về nguyên tắc phải có một đơn vị thẩm tra nền móng có nghiệp vụ, có chứng chỉ hành nghề kiểm tra chất lượng công trình, chịu trách nhiệm đánh giá về chất lượng nền móng, kết cấu đang tồn tại... Khi đơn vị đó quyết định cho phép nâng tầng thì mới được phép nâng cấp thêm theo những nguyên tắc nhất định.

Lê Phương

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tổ ấm của ca sĩ Trọng Tấn

"Trên tường về nhà, phải đi qua một cái cổng làng to đùng ở đầu Kim Giang, mình có cảm giác như đang sống trong một miền quê yên tĩnh", Trọng Tấn tâm sự, thể hiện rõ tuýp người hoài cổ, thích sự giản đơn, mộc mạc.

Xem thêm  

Tổ ấm của ‘chuồn chuồn ớt’ Ngọc Khuê

Nằm trong con ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), tổ ấm của ca sĩ Ngọc Khuê xinh xắn và rất "xì-tin" với nhiều loại hoa, gấu bông, bướm, chuồn chuồn trang trí. Toàn bộ không gian nội thất đều do người anh họ thiết kế.

Xem thêm  

Tổ ấm của một doanh nhân

Gia đình gồm 4 thành viên, cha mẹ và hai con trai. Họ muốn ngôi nhà đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống hiện đại như tiện nghi, thoáng mát... Chủ nhà là một doanh nhân, nên cần không gian thư giãn trong nhà sau những giờ làm việc căng thẳng.

Xem thêm  

Nhà phố ở Canada

Căn nhà này của một gia đình trẻ, chỉ có hai người sinh sống. Chủ nhà, những người từng gắn bó với nơi này hơn 30 năm, đã quyết định không chuyển đi nơi khác mà xây dựng một ngôi nhà mới, xinh xắn.

Xem thêm  

Ngôi nhà mở bên bờ hồ Tây

Nằm bên bờ Hồ Tây, thoạt nhìn, ngôi nhà có vẻ nhỏ nhắn và khiêm nhường với những đường nét đơn giản, hình khối mạch lạc. Thế nhưng, cũng như tính cách của chủ nhân, ngôi nhà có vẻ ngoài không nổi bật này lại có một không gian mở, luôn chào đón bè bạn.

Xem thêm  

Tư gia của cựu ca sĩ 98 Degrees

Chẳng bao lâu sau khi chia tay nữ diễn viên Jessica Simpson, mùa xuân năm 2006, cựu thành viên của ban nhạc 98 Degrees, Nick Lachey, đã quyết định quên đi nỗi buồn bằng cách tậu một căn nhà tại Bel Air (Los Angeles, bang California).

Xem thêm  

Penthouse của Britney Spears

Căn hộ penthouse 3 phòng ngủ tọa lạc tại tòa nhà Silk Building ở phía đông Greenwich (New York) là một trong vô số bất động sản của cô công chúa nhạc pop Britney Spears. Nhưng có vẻ như, cô nàng chẳng mấy khi đoái hoài đến nó.

Xem thêm  

Căn nhà lãng mạn của Demi Moore

Nằm ở vùng ngoại ô khu Beverly Hills nổi tiếng, căn nhà của cặp diễn viên Hollywood, Demi Moore và Ashton Kutcher, không hề "lệch lạc" như cách mọi người vẫn nói về sự khác biệt tuổi tác của họ.

Xem thêm