Nội dung

Một cặp vợ chồng ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã tá hỏa khi phát hiện con mình mắc bệnh giang mai khi mới 2 tuổi. Vì bận rộn, không có thời gian chăm sóc con cái nên từ đầu năm ngoái, cặp vợ chồng này đã quyết định gửi Ali, con gái mình về quê cho bà ngoại chăm sóc.

Theo mẹ của Ali, ngày nay vì chuyện cơm áo gạo tiền, hầu hết trẻ con đều để ở nhà cho ông bà trông và vợ chồng cô cũng không ngoại lệ. Bà ngoại Ali rất yêu cháu gái, thường xuyên ngủ cùng cháu, không chỉ ôm cháu suốt ngày mà còn thích mớm cơm cho cháu ăn.

“Tôi thấy bà mớm cơm cũng hơi mất vệ sinh nhưng nghĩ mẹ mình đã nuôi mình khôn lớn, chẳng lẽ lại không biết cách nuôi con mình. Vì vậy, tôi để mẹ thoải mái chăm cháu”.

 Bà mớm cơm cháu bị lây giang mai

Bà ngoại mớm cơm cho cháu vô tình đã lây bệnh của mình sang cô bé 24 tháng tuổi (ảnh minh họa)

Bài liên quan: 

Sau 3 tháng sống với bà ngoại, mặt, cổ, cánh tay và chân của Ali bắt đầu xuất hiện phát ban. Lúc đầu, những vết phát ban đó chỉ là những nốt màu đỏ tươi, to cỡ hạt đỗ, một số nốt có vảy, rải rác khắn cơ thể. Ali cũng không thấy có triệu chứng sốt. Chính vì vậy ban đầu bố mẹ cô bé nghĩ con mắc bệnh viêm da không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cách đây không lâu, khi bộ phận sinh dục và hậu môn của con gái cũng xuất hiện những vết phát ban, hậu môn còn có những mảng da đỏ lên như chàm thì bố mẹ Ali tá hỏa.

Lúc này, bà ngoại của Ali mới thấy cháu gái phát ban quá lâu và cũng có nhiều biểu hiện giống bà. Bố mẹ Ali đã nhanh chóng đưa con gái vào viện.

Kết quả xét nghiệm huyết thanh chuẩn đoán Ali bị mắc bệnh giang mai và mục cóc phẳng trong khi kết quả xét nghiệm bệnh của bố mẹ hoàn toàn âm tính. Lúc này, mọi sự chú ý mới được đổ dồn vào bà ngoại của cô bé 2 tuổi.

“Tôi nghĩ rằng bệnh giang mai chỉ có thể lây qua đường tình dục, do đó không quá quan tâm đến bệnh này. Tôi vẫn điều trị tại nhà”, bà ngoại của Ali ân hận nói.

 Bà mớm cơm cháu bị lây giang mai

Chỉ khi thấy cháu có những biểu hiện phát ban giống hệt bà, gia đình mới tá hỏa đưa con đi khám (ảnh minh họa)

Bà ngoại cô bé 2 tuổi mắc bệnh giang mai thứ cấp, truyền nhiễm. Bệnh này tái phát khi bà bị ốm. Tuy nhiên vì không có ý thức cách ly với cháu gái, bà vẫn chăm cháu, mớm cơm cho cháu ăn và ngủ cùng cháu hàng ngày. Khả năng miễn dịch của trẻ 24 tháng tuổi còn tương đối thấp, điều đó đã khiến Ali cũng bị mắc bệnh giang mai.

“Bệnh giang mai chỉ phổ biến ở người lớn. Thông thường trẻ sơ sinh hay bị giang mai bẩm sinh theo đường lây truyền từ mẹ sang con trong bụng. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm giang mai có đến 95% qua đường tình dục, khi da và niêm mạc cọ xát gây ra những vết thương hở và nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ”, bác sỹ cho biết. 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm