Nội dung
Bên cạnh chất liệu ren rất mốt thì  áo dài cưới lụa, tơ tằm, gấm vẫn được nhiều cô dâu yêu thích. Nhất là khi cô dâu sở hữu khuôn mặt đậm nét Á đông thì chiếc áo dài mềm mại này sẽ vô cùng phù hợp, tạo nét sang trọng, thanh lịch. Ngoài ra, với xu hướng chụp ảnh cưới phong cách cổ điển đang ngày càng nở rộ, chiếc áo dài lụa truyền thống cũng đem đến nhiều cảm hứng cho cô dâu, chú rể.
Áo dài cưới lụa truyền thống
Áo dài lụa để chụp ảnh cưới có rất nhiều màu sắc, kiểu dáng nhưng nên chọn những chiếc áo đơn giản, tinh tế.
Ngoài lụa tơ tằm là loại vải dệt bằng tơ cao cấp nhất thì lụa cũng được phân ra thành nhiều nhóm. Lụa chiffon mịn, trong suốt, bề mặt vải có đường gân đặc trưng. Lụa gấm in hoa văn chìm sang trọng, mềm và có độ óng ánh đặc trưng. Hay lụa taffeta có độ bóng khác lạ so với tất cả những mặt hàng tơ tằm khác và có nhiều màu sắc. Vì vậy, chiếc áo dài cưới lụa hoàn hảo phải có chất liệu và kiểu may phù hợp với vóc dáng cô dâu.
Áo dài cưới lụa truyền thống
Phụ kiện đi cùng trang phục áo dài cưới thường là kiềng bạc hoặc vòng ngọc trai sang trọng.
Nếu cô dâu đã có sẵn vóc người cân đối thì việc lựa chọn chất liệu áo dài cưới rất dễ dàng, có thể phù hợp với nhiều loại vải từ gấm, lụa tafetta tới lụa tơ tằm. Đặc biệt, với lụa tơ tằm, cô dâu sẽ khỏe được vẻ yêu kiều, đường cong cơ thể và vô cùng sang trọng. Với những cô dâu có vóc dáng nhỏ nhắn, hơi gầy (ốm), nên chọn áo dài chất liệu taffeta sẽ khiến cơ thể trông đầy đặn hơn bởi ưu điểm của loại lụa này là khi lên áo rất đứng dáng và bóng. Còn ngược lại, cô dâu dáng người đậm nên mặc áo dài chiffon, voan sẽ "an toàn" hơn. Những loại vải này có khả năng co giãn và mềm mại nên cũng đem lại sự thoải mái cho người mặc.
Áo dài cưới lụa truyền thống
Áo dài gấm với nhiều hoa văn in chìm đẹp mắt giúp cô dâu dễ dàng thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ.
Áo dài cưới lụa truyền thống
Cách kết hợp áo dài lụa trắng với quần đen khá phổ biến, đem lại nét hoài cổ cho cô dâu.
Cùng với áo dài cưới, phụ kiện và cách trang điểm, kiểu tóc góp phần hoàn thiện hình ảnh của cô dâu. Với những chiếc áo vải lụa mềm mại, đơn giản, cô dâu nên tạo kiểu tóc xưa, vấn tóc mai và buộc trễ. Trang sức đi kèm là đôi kiềng bạc tròn hoặc chuỗi hạt, khuyên nụ (đôi bông mù u). Cuối cùng, phong cách trang điểm nên chọn tông màu nhạt, đơn giản và son lì để làm nổi bật nét mộc mạc, duyên dáng, tự nhiên.
Áo dài cưới lụa truyền thống
Tóc uốn nhẹ nhàng phù hợp với nét dịu dàng, đằm thắm của cô dâu Việt.
Áo dài cưới lụa truyền thống
Lấy đôi mắt làm điểm nhấn, khi trang điểm, vẽ bằng những màu trầm để tạo chiều sâu và phấn nhũ giúp đôi mắt thêm long lanh.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ăn uống ở Sài Gòn xưa

Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước. ​​Qua khung ảnh xưa, hình...

Xem thêm  

Hoài niệm đẹp về Sài Gòn xưa

Thời gian làm nhiều thứ bị lu mờ và biến mất, nhưng lại tăng thêm sự quyến rũ, giá trị lịch sử cho những công trình. Mang vẻ đẹp độc đáo, lộng lẫy một thời, các kiến trúc như nhà hát lớn...

Xem thêm  

10 điều làm nên vẻ đẹp của Sài Gòn

Người Sài Gòn: “Hỏi hoài mệt quá” 1. Người Sài Gòn luôn hòa đồng và vui vẻ. Họ không phân biệt vùng miền mà luôn thân thiện với tất cả. Nếu bạn là một người từ xa tới sống ở Sài Gòn,...

Xem thêm  

Mê mẩn với nét xinh, hiền của Thu Thảo

Tối qua (20/12/2013) hoa hậu Đặng Thu Thảo đã góp mặt tại một sự kiện được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, màu trắng tinh khôi được chọn làm gam màu chủ đạo cho trang phục của...

Xem thêm