Nội dung
Dù “nguyệt san” đã xuất hiện từ khi dậy thì nhưng không phải chị em phụ nữ nào cũng hiểu rõ những vấn đề liên quan đến “ngày đèn đỏ”.
1. Ăn đồ ngọt làm dịu cơn đau bụng kinh

Không đúng. Khi bạn bị đau bụng kinh, bạn bè/người thân thường mách bạn ăn đường, chocolate, kẹo… để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở khoa học, việc này không đúng. Thật ra, ăn đồ ngọt (bánh ngọt, bánh quy…) quá nhiều không những không thể làm dịu cơn đau bụng trong thời kỳ nguyệt san mà còn giữ nước, khiến cơ thể thêm cồng kềnh và làm lượng đường trong máu không ổn định, làm tăng cường sự khó chịu.

Mách bạn: Hãy dùng chai nước ấm chườm vào bụng. Nếu đau bụng trong thời gian dài thì hãy đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn.

 

9 ngộ nhận thường gặp về nguyệt san

Chườm túi nước ấm vào bụng sẽ giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. (Ảnh minh họa)

 

2. Không nên gội đầu/tẩy lông dưới cánh tay trong suốt thời gian có kinh nguyệt

Sai hoàn toàn. Chắc chắn không ít bạn gái từng được khuyên là không được gội đầu/tẩy lông dưới cánh tay trong suốt thời gian “nguyệt san” ghé thăm vì việc đó có thể khiến tóc dễ rụng và da vùng dưới cánh tay bị thâm đen. Điều đó thiếu căn cứ khoa học vì việc giữ gìn vệ sinh trong thời gian kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu nếu phải “ở dơ”, điều đó càng làm tâm trạng bạn tồi tệ hơn.

Mách bạn: Hãy gội đầu/tẩy lông như bình thường. Tuy nhiên, không nên dùng nước lạnh gội đầu vì cơ thể rất dễ nhiễm bệnh trong những ngày có “nguyệt san”. Sau khi gội đầu không được ra ngoài hóng gió để tránh bị thiên đầu thống.

3. Không được đi bơi khi có kinh nguyệt

Chưa đúng. Bác sĩ thường khuyên bạn gái không nên đi bơi trong những ngày có kinh nguyệt vì sợ nước bẩn trong hồ bơi sẽ “tấn công” vùng kín, khiến bạn gái bị viêm nhiễm. Chứ trên thực tế, bơi cũng là một hình thức tập thể dục và nó không có hại cho sức khỏe dù bạn gái đang bị “đèn đỏ”.

Mách bạn: Nếu đi bơi trong những ngày “nguyệt san”, bạn gái cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm vùng tam giác mật. Nếu không cần thiết, hãy hạn chế đi bơi và tắm bồn.

4. Dùng tampon sẽ làm rách màng trinh

Sai. Nhiều bạn gái bị phụ huynh cấm dùng tampon vì họ nghĩ dùng tampon có thể làm mất chiếc then cài mỏng manh của bạn gái. Tuy nhiên, nếu dùng tampon đúng cách, bạn gái không bị rách màng trinh.

Mách bạn: Để đảm bảo an toàn, chỉ dùng tampon khi đã thành thục cách sử dụng.

5. Máu kinh nguyệt là máu dơ, độc hại

Sai. Không ít người cho rằng máu kinh là máu độc hại, máu dơ được cơ thể thải ra ngoài. Thật ra, máu kinh cũng là máu bình thường trong cơ thể, nó hoàn toàn sạch sẽ và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nếu bạn giữ gìn vệ sinh đúng cách.

Mách bạn: Máu kinh thoát ra ngoài cơ thể quá lâu, kết hợp với không khí ẩm ướt ở vùng kín trong ngày “đèn đỏ” mới làm vi khuẩn sinh sôi, dễ gây viêm nhiễm. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy năng thay băng vệ sinh (3-4 lần/ngày) trong những ngày “nguyệt san”.

6. Bạn gái có thời gian “đèn đỏ” ngắn sẽ dễ bị vô sinh

Không đúng. Mỗi bạn gái có thời gian hành kinh khác nhau. Một số người có thời gian hành kinh là 2 ngày, nhưng cũng có bạn gái kinh nguyệt xuất hiện kéo dài cả tuần. Tuy nhiên, thời gian hành kinh không phải là yếu tố quyết định bạn gái có nguy cơ bị vô sinh hay không.

Mách bạn: Khi chu kỳ kinh nguyệt thất thường, tháng có tháng không thì bạn gái nên đi khám phụ khoa.

7. Phụ nữ phải tránh các sản phẩm sữa

Sai. Trong những ngày hành kinh, cơ thể bạn gái cần được cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là can-xi. Tăng cường can-xi trong thời gian hành kinh có thể giúp giảm gánh nặng cho cơ thể, khiến cơ thể nhẹ nhàng, bớt khó chịu hơn.

Mách bạn: Hãy “thủ” sẵn sữa tươi và chế phẩm từ sữa trong nhà để tiện dùng trong những ngày “đèn đỏ”.

 

9 ngộ nhận thường gặp về nguyệt san

Kết hôn không làm giảm đau bụng kinh. (Ảnh minh họa)

 

 8. Sau khi kết hôn sẽ hết đau bụng kinh

Sai. Một số bạn gái sau khi kết hôn giảm bớt đau bụng kinh, có thể là do trước khi đám cưới, hệ thống thần kinh nội tiết trong cơ thể vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Cũng có trường hợp thời “con gái” không bị đau bụng kinh, sau khi sinh em bé mới bắt đầu có hiện tượng đau bụng kỳ đèn đỏ. Vì vậy, trên thực tế, đau bụng kinh chẳng có liên quan gì đến việc kết hôn cả.

Mách bạn: Bác sĩ phụ khoa rất “mát tay” trong việc làm dịu cơn đau bụng kinh.

9. Máu kinh đen, vón cục là dấu hiệu của bệnh phụ khoa

Chưa hẳn: Máu kinh bị vón cục (cục máu đông) xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt có thể là do bạn gái ít vận động. Cón máu có màu đen là do máu kinh không thể thoát ra ngay lập tức, bị cô đọng lại một thời gian mới được tống ra, do đó có màu sắc tối hơn so với máu thông thường.

Mách bạn: Hãy vận động nhẹ nhàng trong những ngày hành kinh để giúp máu thoát ra dễ hơn.


Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 lợi ích bất ngờ của việc làm mẹ

Không chỉ là thiên chức, mang thai và được làm mẹ còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Hầu hết thai phụ đều cảm thấy khỏe khoắn, linh hoạt, ăn và ngủ...

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm