Nội dung

Bà mẹ nào cũng rất háo hức và nóng lòng muốn cho con bắt đầu ăn những món ăn mới lạ ngoài sữa. Một số đã không thể trì hoãn thìa thực phẩm đầu tiên của con ngay ở tháng thứ 3,4. Tuy nhiên, chúng ta có lý do chính đáng để chờ đợi cho đến “thời điểm chín muồi”, đó là

Ruột của trẻ cần thời gian để hoàn thiện

Ruột là hệ thống lọc thực phẩm của cơ thể. Chúng giúp sàng ra các hất có hại và cho pháp các chất dinh dưỡng lành mạnh hấp thụ vào cơ thể. Trong những tháng đầu tiên, hệ thống lọc này chưa thực sự hoàn thiện. Từ giai đoạn 4-7 tháng niêm mạc ruột của bé mới phát triển đủ để chọn lọc những gì có thể cho hấp thụ. Ngoài ra, để ngăn chặn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng xâm nhập vào máu, ruột tiết ra một chất gọi là lgA – một globulin hoạt động như một lớp sơn bảo vệ ruột. Trong những tháng đầu tiên, lượng lgA của trẻ sơ sinh sản xuất ra rất thấp. Do đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm,  các protein từ thực phẩm dễ gậy dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập và khiến trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau.

Trẻ mới sinh có phản xạ đẩy lưỡi

Trong 4 tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh có phản xạ đẩy lưỡi để bảo vệ cơ thể chống lại hóc, nghẹt thở di vật. Khi có bất kì chất nào khác thường được đưa vào lưỡi, lưỡi trẻ sẽ tự động nhô ra ngoài chứ không quay trở lại khoang miệng. Giữa 4-6 tháng, phản xạ này mới dần dần giảm đi, tạo điều kiện cho bé nuốt bột, cháo từ lưỡi vào bụng.

Cơ chế nuốt của trẻ chưa đầy đủ

 6 lý do sẽ khiến mẹ cho ăn dặm muộn

Cho trẻ ăn dặm muốn mới là mẹ thông thái (ảnh minh họa)

Bài liên quan: 

Một lý do nữa khiến mẹ không nên vội vàng cho trẻ đó là vì cơ chế nuốt của bé chưa được hoàn thiên. Khi mẹ xúc cho trẻ dưới 4 tháng một thìa thức ăn, bé sẽ để nó ngẫu nhiên trong khoang miệng, chỉ một phần trôi vào họng, còn một phần lại vào khoảng trống giữa má và nướu răng, một phần nữa lại đùn ra dưới môi và cằm. Từ 4-6 tháng tuổi, trẻ mới học được cách nuốt hoàn chỉnh một thìa thức ăn xuống họng.

Trẻ thậm chí còn chưa tự ngồi vững để ăn

Trong những tháng đầu, nếu cố tình muốn con ăn sớm khi hệ xương sống của trẻ chưa cứng cáp, mẹ sẽ phải để trẻ ăn nằm. Để trẻ vừa nằm vừa ăn không phải là một ý kiến hay. Nó không những tạo thói quen xấu cho trẻ mà còn khiến bé rất dễ bị sặc. Nếu trẻ bị sặc nhiều lần, thức ăn hay nước tràn vào khoang tai sẽ dẫn đến viêm tai giữa. Một số trường hợp vừa ăn vừa nằm còn có thể bị hóc cháo rất nguy hiểm cho trẻ

Ăn dặm muộn giúp bé hợp tác hơn

Trẻ lớn rất thích bắt chước người chăm sóc mình. Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ thích bắt chước những gì chúng nhìn thấy. Bé thấy mẹ nhai, nuốt và ăn thức ăn tự dưng cũng sẽ muốn làm điều tương tự. Điều này khiến việc ăn dặm của bé dễ dàng hơn rất nhiều. 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm