Nội dung

1. Con bé lên (gầy đi) đấy à?

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ dậy thì (nhất là bé gái) có thể cảm thấy tổn thương sâu sắc nếu bị cha mẹ kêu ca quá nhiều về vấn đề cân nặng. Nếu bạn chê con béo, mặc nhiên trẻ sẽ tự ti rằng mình xấu và đừng ‘xù lông nhím’ lên quạt nạt khi một ngày không xa trẻ nhịn ăn, từ chối tất cả các món bạn kỳ công nấu nướng.

Cháu tôi đi học xa nhà, lâu lâu mới về. Vừa về đến nhà, cháu đã bị mẹ ‘chất vấn’: “Ôi, con lại mập lên rồi”. Khi cháu post câu này lên facebook thì rất đông bạn bè cùng độ tuổi đã vào bình luận và cũng kêu than rằng mẹ chúng cũng cư xử y như thế. Điều này khiến chúng thực sự cảm thấy buồn và thậm chí là thất vọng về bản thân mình.

2. Cha mẹ cấm con làm...

Sẽ thật là sai lầm nếu bạn thường xuyên dùng cấu trúc trên khi trò chuyện hoặc dạy dỗ con. Có một sự thật tất cả các bậc phụ huynh cần biết là trẻ vị thành niên có cái TÔI rất lớn. Càng cấm cản chúng làm điều gì đó thì bản thân chúng càng muốn làm bằng được. Thậm chí, sẵn sàng 'vượt rào' - giở mọi chiêu trò đối phó với cha mẹ để đạt được mục đích của mình.

Do vậy, thay vì cấm cản, hãy hỏi con: "Tại sao con muốn làm việc này/ việc kia?" Khi biết được lý do, bạn sẽ dễ có 'chiến lược' uốn con ngoan hơn.

 6 câu cửa miệng cấm nói với con

Đã bao nhiêu lần cha/ mẹ nhắc con rồi...? Trả lời ngay (Ảnh minh họa)

3. Cái quái gì trên mặt/ người con thế kia?

Bài liên quan: 

Dù có hay không thứ ‘lạ’ trên mặt con thì bạn cũng đừng hét lên như thể con là người từ sao Hỏa rơi xuống như thế. Bởi nếu bạn hỏi con câu này, chúng sẽ ngầm hiểu rằng ‘A, mẹ sắp bắt đầu khai chiến. Lại phải nghe bài ca không tên đây!’

Nếu thấy con có kiểu tóc mới hay xỏ khuyên mũi hoặc cách ăn mặc có vẻ ‘không giống ai’ thì cũng nên nhẹ nhàng góp ý. Một người cha/mẹ tâm lý luôn chiếm được cảm tình và khiến trẻ dễ mở lòng chia sẻ hơn.

4. Sao con có thể sống thế này?

Không ưng lối sống của con, cha mẹ hãy nói rõ con nên làm gì chứ không phải là phàn nàn sáo rỗng ‘Sao con có thể sống thế này?’. Ví dụ: Căn phòng của con như một bãi rác vì lười dọn. Mẹ đừng chỉ biết ngao ngán thở dài rồi bắt tay làm giúp con. Trẻ sẽ thầm cảm ơn bạn khi bạn nói chính xác việc chúng cần làm.

5. Con còn trông chờ gì ở bố/mẹ nữa?

Là cha mẹ, bạn chỉ nên phiền lòng và lo lắng khi một ngày kia con không còn cầu cứu bạn về những rắc rối chúng gặp phải trong các mối quan hệ bạn bè hay chuyện trường lớp… Khi trẻ buồn lòng, câu nói các bà mẹ thông thái thường sử dụng là “Cha/mẹ có thể giúp gì/làm gì cho con?”.

6. Bao giờ con mới lớn?

Trước câu nói hay hành vi hơi sỗ sàng của cậu con trai hay cô con gái tuổi teen, phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ là chép miệng, lắc đầu quay đi và quát: "Đến bao giờ con mới biết cư xử đúng đắn?" hoặc "Bao giờ con mới lớn?".

Đừng đòi hỏi trẻ phải là 'quý ông' lịch thiệp hay 'quý cô' thanh lịch nếu như cha mẹ không chuyện trò và dạy trẻ cách cư xử sao cho đúng. "Học ăn, học nói", nếu bạn muốn con trưởng thành, biết quan tâm, biết chia sẻ với bố mẹ thì hãy dạy chúng, bắt đầu từ những câu nói và việc làm nhỏ nhất.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm